Đánh thức tiềm năng âm nhạc

03/09/2010 07:01

Ngày Âm nhạc Việt Nam sẽ trở thành ngày hội của toàn dân; khắp nơitrong cả nước, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, mọi giới hoạt động trongxã hội sẽ dành tiếng ca, tay đàn cho ngày này.

Ý tưởng tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam được bắt nguồntừ bức ảnh Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dânhát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo (Hà Nội) năm 1960 củanghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long. Được sự đồng ý của Ban Bí thư, từ năm2010, ngày 3-9 sẽ được Hội Nhạc sĩ Việt Nam lấy làm Ngày Âm nhạc ViệtNam hàng năm. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủtịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam để hiểu rõ hơn mục đích và ý nghĩa của chươngtrình này.

Bức ảnh lịch sử là ý tưởng tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam

** Thưa ông, tại sao đến bây giờ chúng ta mới tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Ngày 3-9 được chọn làNgày Âm nhạc Việt Nam để kỷ niệm sự kiện cách đây tròn 50 năm, Bác Hồbắt nhịp cho dàn nhạc, hợp xướng hát bài ca “Kết đoàn” tại Công viênBách Thảo nhân dịp Đại hội lần thứ 3 của Đảng.

Trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật, mỗi ngành, mỗi chuyên ngành đềumong muốn có một ngày kỷ niệm riêng của mình. Đặc biệt, âm nhạc đượcxem như một sinh hoạt văn hóa tinh thần của toàn dân. Trong chiếntranh, chúng ta đã từng có các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”,“Hát cho đồng bào tôi nghe”. Các phong trào âm nhạc đó phục vụ cho nhucầu, mục đích của xã hội, tập hợp vào một nhiệm vụ chung cụ thể. Ngàynay, các phong trào ca hát cũng như hưởng ứng các sinh hoạt văn hóanghệ thuật ngày càng phát triển mạnh. Trong đời sống xã hội, đời sốngvăn nghệ của nước nhà cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Sau Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tụcphát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, việc chọn một ngày đểtôn vinh các giá trị âm nhạc truyền thống cũng như giá trị âm nhạc củangày hôm nay; biểu dương lực lượng làm âm nhạc, không những khơi dậytiềm năng âm nhạc trong toàn quốc, mà còn phù hợp với nhu cầu của xãhội, của công chúng yêu nhạc. Đó là lý do thôi thúc Hội Nhạc sĩ ViệtNam mong muốn tổ chức Ngày hội này.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân

** Ông có thể cho biết thêm về mục đích và ý nghĩa của Ngày Âm nhạc Việt Nam?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Ngày Âm nhạc Việt Namđược tổ chức trước hết để tôn vinh các giá trị âm nhạc truyền thốngcũng như những thành tựu âm nhạc trong 2 cuộc kháng chiến của các thếhệ nhạc sĩ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo của công chúng yêunhạc bằng những chương trình cụ thể. Ngoài ra, Hội Nhạc sĩ Việt Nam còncó tham vọng đưa Ngày Âm nhạc Việt Nam trở thành ngày hội của toàn dân;khắp nơi trong cả nước, mọi lứa tuổi, mọi thành phần, mọi giới hoạtđộng trong xã hội sẽ dành tiếng ca, tay đàn cho ngày này.

Một mục đích nữa của Ngày Âm nhạc Việt Nam là đểbiểu dương các nhạc sĩ có các tác phẩm mới vừa có giá trị nghệ thuật,vừa có sức sống. Trong ngày hội này, các loại hình âm nhạc dân gian,dân tộc, đặc biệt dân tộc ít người cũng sẽ được thể hiện trước côngchúng hay trong cộng đồng.

Có thể nói rằng, mục tiêu của chương trình là rấtrộng, ở nhiều lĩnh vực, để thực hiện nó phải thông qua những chươngtrình cụ thể.

Với Ngày Âm nhạc Việt Nam lần thứ nhất, những ngườitổ chức muốn nhấn mạnh, âm nhạc không chỉ là lĩnh vực riêng của nhữngngười làm chuyên nghiệp, mà nó trở thành tài sản của toàn dân: toàn dânđược hát, được hưởng thụ các tác phẩm âm nhạc, toàn dân hướng tới tìnhyêu với nền âm nhạc nước nhà.

** Thực tế có trường hợp tác phẩm của nhạc sĩ khisáng tác ra bị xếp một chỗ vì không có kinh phí để dàn dựng. Vậy làmsao tác phẩm đó được đưa vào dàn dựng để đến với công chúng trong NgàyÂm nhạc Việt Nam?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Đây đang là một thựctrạng của âm nhạc nước nhà. Các tác phẩm được nhạc sĩ miệt mài sáng tạora, đặc biệt là các tác phẩm khí nhạc, đòi hỏi có sự đầu tư sâu, cótính chuyên nghiệp cao. Để tác phẩm được dàn dựng, được vang lên là rấtkhó khăn. Vì thực tế, kinh phí để dàn dựng cho các tác phẩm này (chiphí dàn dựng, dàn nhạc, biểu diễn, thuê rạp…) có thể lên tới hàng trămtriệu, trong khi đó đời sống của nhạc sĩ rất khó khăn, không thể đápứng được.

Nếu như không có sự hỗ trợ cũng như chính sách quảngbá các tác phẩm mới ở thể loại nhạc kinh điển, bác học, khó có thể khơithông được đầu ra. Điều này cũng sẽ dẫn đến một nghịch lý là chúng tavừa lãng phí giá trị âm nhạc, lãng phí chất xám của các nhạc sĩ sángtác; đồng thời công chúng cũng bị thiệt thòi vì bị tước đi quyền đượchưởng thụ và được chứng kiến giá trị sáng tạo mới ra đời. Mặt khác, cácnghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là dàn nhạc giao hưởng cũng bị thiệt thòi.Nghệ sĩ luôn mong muốn có những tác phẩm mới, có cơ hội để trình bàycác tác phẩm của Việt Nam chứ không chỉ biểu diễn các tác phẩm kinhđiển của thế giới.

** Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội có thể hỗ trợ gì cho các nhạc sĩ, thưa ông?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Hàng năm, Hội Nhạc sĩViệt Nam nhận được một khoản kinh phí để hỗ trợ các nhạc sĩ, các nhànghiên cứu lý luận phê bình viết nhạc, sáng tác và nghiên cứu, tuynhiên, số tiền đó không bao gồm việc công bố các sản phẩm hoàn thành.Sản phẩm có được đưa ra công chúng hay không phụ thuộc vào nơi có nhucầu sử dụng, khi đó họ mới góp kinh phí để dàn dựng.

Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng như các Hội chuyên ngànhvăn học nghệ thuật khác, là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, mangtính chất tập hợp, động viên, là nơi tạo điều kiện về tinh thần là chủyếu để các nhạc sĩ lao động sáng tạo. Hội Nhạc sĩ không phải cơ quanNhà nước, không có quyền cấp kinh phí cho các đề án âm nhạc.

** Mảng sáng tác cho thiếu nhi thời gian qua cóthể nói là còn rất khiêm tốn. Ban tổ chức Ngày Âm nhạc Việt Nam đã cókế hoạch gì để đẩy mạnh mảng đề tài này?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Âm nhạc Việt Nam khôngthể thiếu được mảng sáng tác cho thiếu nhi. Đúng là trong thời gian gầnđây, chúng ta có ít các bài hát hay cho thiếu nhi hơn các thời kỳtrước. Chúng ta không chỉ có ít bài hát mới mà còn ít cả nhạc sĩ chuyêntâm viết về thiếu nhi.

Để giải quyết thực tế này, cần hy vọng vào thế hệcác nhạc sĩ trẻ, ở họ có tình yêu với trẻ thơ cũng như sự nhạy bén, nắmbắt tâm lý, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của các em… 

Thông qua các chương trình văn nghệ thiếu nhi củathành phố Hồ Chí Minh dàn dựng trên các sân khấu nhỏ, chúng ta thấy córất nhiều bài hát hay, điều đó cho thấy khả năng sáng tác của các nhạcsĩ là rất dồi dào, đối tượng để khai thác đề tài cũng rất dồi dào, vấnđề còn lại là động viên các lực lượng sáng tác chính để thay thế dầncác nhạc sĩ đàn anh.

Khi chúng ta đã có được nhiều bài hát hay về thiếunhi, công tác phổ biến, quảng bá cần được đẩy mạnh trên các phương tiệntruyền thông đại chúng, chọn các bài hát hay để phát trên Đài phátthanh, Đài truyền hình, các đài địa phương… để các em có thể tiếp cậnđược với những bài hát mới và hay dành cho lứa tuổi của mình.

** Xin cảm ơn ông.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đánh thức tiềm năng âm nhạc