Cuộc vận động có ý nghĩa lớn

25/01/2010 23:54

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chínhtrị là một chủ trương lớn, có ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội sâusắc, không chỉ phù hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay mà còn là vấn đềlâu dài.<!--Session data--><!--Session data-->

Cuộc vận động này chắc chắn được sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Ở đây cần lưu ý  chữ ưu tiên chứ không bắt buộc, tuy nhiên phải nêu cao ý thức công dân trong việc tiêu dùng hàng nội. Dùng hàng nội đôi khi còn là một hành động nhân đạo, ví dụ dùng sản phẩm của những người khuyết tật, cứu vớt những doanh nghiệp gặp khó khăn... Dân số Việt Nam hiện nay xấp xỉ 86 triệu người, là một nước đông dân ở khu vực và châu Á. Đất nước ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, đa dạng về văn hóa nên sức tiêu thụ rất lớn, nhất là mặt hàng về ăn, ở, mặc, phương tiện giao thông, công cụ sản xuất. Chỉ cần chiếm lĩnh được một mặt hàng thiết yếu là đã có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Rất tiếc là nhiều năm qua, chúng ta đã bỏ ngỏ thị trường trong nước.

Để cuộc vận động này đạt hiệu quả cao, theo chúng tôi cần bảo đảm mấy yếu tố cơ bản sau đây để mỗi người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất thấy rõ ý nghĩa thực tiễn của nó:

Nhà sản xuất và kinh doanh phải có tri thức về thị trường và tôn trọng người tiêu dùng. Nếu người sản xuất không hiểu nhu cầu của thị trường, thì chỉ sản xuất ra những thứ mình có mà không thể đáp ứng được cái người tiêu dùng đang cần. Không chỉ hàng xuất khẩu mà hàng nội địa cũng như vậy. Những mặt hàng mới ra đời thì phải có cách hướng dẫn người tiêu dùng. Việc này gần đây chúng ta đã làm, phía Nam làm tốt hơn phía Bắc, nhưng hiệu quả chưa cao.

Hàng Việt nam phải đạt được chất lượng tương đương hoặc vượt hơn hàng ngoại cùng loại, giá cả phải chăng và phải ngăn chặn được hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không an toàn đến sức khỏe con người.

Miền Bắc nước ta, trải qua một thời kỳ sống trong chế độ bao cấp, lại chiến tranh kéo dài, mặt hàng gì cũng thiếu, từ đó mà tạo nên tập quán xấu, người bán thì cửa quyền, người mua thì cầu cạnh. Đến khi mở cửa, sản xuất bung ra, hàng hóa nhiều, chất lượng khá hơn thì lại bị ngay nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm vệ sinh, hàng không đủ trọng lượng, làm thiệt hại lớn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân, mất uy tín các thương hiệu vốn nổi tiếng. Một số công ty vẫn còn mang tính cửa quyền, vì họ còn dựa vào Nhà nước như điện, nước, cước bưu chính... Tình trạng này đến nay vẫn chưa khắc phục được, căn bản thuộc về các cơ quan quản lý thị trường. Hàng nội muốn có uy tín và được tiêu thụ rộng rãi phải khắc phục ngay tình trạng nói trên.

Hàng hóa phải phong phú về chủng loại, phù hợp với thị hiếu và tiện mua sắm, đồng thời cần được quảng bá đúng mức và kịp thời.

Cần có một chủ trương đúng và nhận thức về hàng Việt, về sản xuất và tiêu dùng hàng Việt. Chính phủ đã có chủ trương hỗ trợ lãi suất vay vốn để nông dân mua máy móc cơ giới hóa nông nghiệp là hàng Việt. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cần gương mẫu mua hàng Việt, nhất là những mặt hàng cao cấp thì sẽ giúp cho hàng Việt tiêu thụ được một lượng đáng kể, đồng thời cũng thể hiện được văn hóa trong tiêu dùng. Mặt khác, các cơ quan thông tin đại chúng phải có trách nhiệm tuyên truyền cho hàng Việt có chất lượng đích thực và giá cả phải chăng. Người tiêu dùng ngày nay nếu được thông tin chính xác, họ tự biết mua sắm hàng gì, ở đâu. Người sản xuất cũng không nên quá kỳ vọng vào xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường nội địa, phải coi nội địa là một thị trường lớn, một thị trường có trách nhiệm phục vụ một cách trân trọng và đương nhiên cũng có không ít lợi nhuận.

TĂNG BÁ HOÀNH (Hội Sử học Hải Dương)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cuộc vận động có ý nghĩa lớn