Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều tăng mạnh. Trong khi TP Hồ Chí Minh tăng tới 1,73% thì Hà Nội mức tăng lên tới 1,93%, một mức tăng kỷ lục.
TạiTP Hồ Chí Minh, 11 nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa tính CPI đều tăng cao. Nhómhàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất với 2,76%. Riêng mặthàng lương thực có mức tăng kỷ lục tới 6,65%. Và việc nhóm hàng cóquyền số tính CPI hơn 30% tăng cao kỷ lục đã đẩy CPI chung tăng rất cao.
CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng tăng cao |
Dùgiá xăng dầu không được "điều chỉnh", tuy nhiên, nhóm nhà ở, điện,nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng tới 1,74%; thuốc và dịchvụ y tế tăng 1,49%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,26%…
Chịuảnh hưởng của cơn sốt vàng với đỉnh điểm là ngày 9-11, chỉ số giá vàngtrong tháng tăng tới 8,85%, tác động tới hầu hết các mặt hàng kháctrong rổ tính chỉ số giá. Chỉ số USD, tăng tới 4,48%, cũng ảnh hưởngrất lớn đến giá bán các nhóm hàng có nguồn gốc nhập khẩu, biểu hiện rõnét nhất là hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu đã tăng giá kể từ đầutháng 11-2010
Tại Hà Nội, mức tăng CPI kỷlục trong suốt những tháng qua đã làm CPI Hà Nội tăng 11,41% so vớicùng kỳ 2009. Tăng mạnh nhất tại Hà Nội là nhóm hàng ăn và dịch vụ ănuống, với mức 3,98%. Riêng mặt hàng lương thực tăng đỉnh điểm 6,26%.
Nhómnhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng lại tăng mạnh với mứctăng lần lượt là 3,98% và 2,28%. Chỉ số giá vàng tăng vọt, tới 8,7% vàchỉ số giá USD tăng 4,35%
Có thể nhìn nhậnCPI của hai đầu tàu kinh tế tăng cao vượt mức dự đoán của các chuyêngia là từ chỉ số giá của các mặt hàng lương thực, vàng và ngoại tệ tăngđột biến trong tháng. Mặt khác, thiên tai lũ lụt ở miền Trung đã trựctiếp đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao dù không hề có tình trạngkhan hiếm hàng hóa.
(Nguồn: TTXVN, TN)