Thông tư 122/2010/TT-BTC có hiệu lực kể từ 1-10 quy định sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký, kê khai giá. Người tiêu dùng có thể hy vọng gì từ quy định này trước tình trạng loạn giá sữa hiện nay?
Theo Thông tư 122, các doanh nghiệp kinh doanh sữa sắp tới phải báo cáo khi có biến động về giá - Ảnh: Đ.N.T |
Ông Nguyễn Anh Tuấn (ảnh), Cục phó CụcQuản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, Thông tư mới quy định tất cả cácmặt hàng sữa đều thuộc diện phải bình ổn giá, riêng sữa bột cho trẻ emdưới 6 tuổi phải đăng ký giá và kê khai giá. Bộ Tài chính chỉ quản lýviệc đăng ký, kê khai giá đối với các doanh nghiệp (DN) lớn, DN đầu mối, còn các SởTài chính tiếp nhận đăng ký giá tại các địa phương.
Về nguyên nhân chỉ có sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi mới phải đăng kýgiá, theo ông Tuấn, do mặt hàng này chiếm tới 90% thị phần sữa bột nhậpkhẩu và là mặt hàng chủ yếu gây biến động giá trong thời gian qua. CácDN trước khi bán mặt hàng này lần đầu, hay thực hiện điều chỉnh giá bánđều phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá. Thông tư 122không quy định về tỷ lệ biến động bao nhiêu % hay thời gian biến độngbao nhiêu ngày cơ quan quản lý mới có quyền kiểm soát giá. Kể từ ngày1-10 (ngày thông tư có hiệu lực), giá sữa cứ biến động bất thường, bấthợp lý cơ quản quản lý giá sẽ can thiệp.
* Thưa ông, làm thế nào để cơ quan quản lý giá biết được giá sữa tăng bao nhiêu % là bất hợp lý?
- Căn cứ theo quy chế tính giá của Bộ Tài chính ban hành năm 2005(Quyết định 06/2005/QĐ-BTC). Quyết định này không quy định giá trần,giá sàn của các mặt hàng bình ổn và đăng ký giá, nhưng nó đưa ra nguyêntắc khống chế các khoản mục chi phí như thế nào là hợp lý. Chúng tôicũng đang tiến hành sửa đổi quy định này để phù hợp hơn với thông tưmới và những quy định của Luật Thuế thu nhập DN. Ngoài ra, còn khoảng20 khoản mục khác cũng quy định cụ thể về các yếu tố cấu thành giá sữa.Cơ quan quản lý giá sẽ căn cứ vào các quy định này để “rà soát” giá sữacủa các DN. Trong thời gian sắp tới, quyết định sửa đổi này cũng sẽđược ban hành.
Giá sữa tháng 9 vẫn đứng ở mức cao Kểtừ tháng 7 đến nay, có 4 DN tăng giá sữa. Nguyên nhân tăng giá được cácDN lý giải là do chịu áp lực từ một số yếu tố chi phí đầu vào như đốitác nước ngoài tăng giá, chi phí vay vốn ngân hàng, chi phí kho bãi vậnchuyển tăng… Tuy nhiên, cũng theo báo cáo trên,trong tháng 8, giá các loại sữa trên thị trường thế giới lại có xuhướng giảm. Giá sữa bột gầy tại thị trường Úc từ 2.800-3.200 USD/tấn(giảm 4% so với tháng trước); sữa nguyên kem từ 2.900-3.400 USD/tấn(giảm 3,05%). Tại thị trường châu Âu, giá sữa bột gầy từ 2.725-2.950USD/tấn (giảm 3,7% so với tháng trước, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái); sữa nguyên kem từ 3.475-3.700 USD/tấn (giảm 1,3% so với thángtrước, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái). |
- Hải quan sẽ cung cấp số liệu về nguyên liệu nhập khẩu và các DNnhập thành phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị Bộ Công thương cungcấp số liệu về thị phần để kiểm soát các yếu tố cạnh tranh, độc quyềnxem có dẫn tới thao túng giá hay không. Sau khi tiếp nhận, cơ quan giásẽ áp vào các quy chế tính giá, phân tích và tính toán để đưa ra mứcgiá hợp lý làm cơ sở để so sánh với giá DN bán trên thị trường.
Doanh nghiệp sẽ bớt lộng hành
* Người tiêu dùng đang lo ngại, nếu chỉ bắt sữa bột trẻ em dưới6 tuổi đăng ký giá, DN sẽ “lách” các mặt hàng sữa khác, thực tế vừa quasữa bột dành cho người già, sữa nước... đã tăng rồi, thưa ông?
- Các DN “nhảy” đến đâu mình sẽ tính đến đó. Nhiều khi các cơ quanquản lý phải căn cứ từ thực tiễn phát sinh ra mới có các điều chỉnh.Tuy nhiên, sẽ không có chuyện không đăng ký là cơ quan quản lý khôngthể làm gì, vì giá sữa vẫn là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Tăng bấthợp lý chúng tôi sẽ căn cứ quy định bình ổn giá để can thiệp.
* Nếu không bắt DN đăng ký, kê khai giá, cơ quan quản lý làm sao biết được tăng như nào là bất hợp lý, là bất thường?
- Trước kia, thông tư cũ bó hẹp khả năng xử lý khi quy định tăng giáquá 20% so với giá bán, cách nhau tối thiểu liên tục 15 ngày thì cơquan quản lý mới có quyền can thiệp. Nhưng thông tư mới đã rộng hơn,khi giá biến động, cơ quan quản lý giá sẽ yêu cầu DN phải báo cáo.Không đăng ký nhưng phải báo cáo lý do tại sao tăng bất thường. Chỉ cầntăng giá bất thường so với yếu tố thị trường là cơ quan quản lý giá cóthể ra thông báo, yêu cầu báo cáo các thông tin, số liệu về giá. Nếu DNgiải trình đúng, giá tăng hợp lý thì không vấn đề gì. Nhưng nếu sai,bất hợp lý chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp bình ổn giá để giảiquyết.
* Các biện pháp đó là gì, thưa ông?
- Khi phát hiện DN tăng giá bất hợp lý, biện pháp nhẹ nhất là xửphạt hành chính, đình chỉ mức giá bán, tịch thu khoản chênh lệnh dotăng giá bán vào ngân sách. Nặng hơn, sẽ yêu cầu cơ quan chức năng tướcgiấy phép kinh doanh.
Theo dự báo của chúng tôi, Khi thông tư có hiệu lực, các DN sẽ bớt“lộng hành” hơn khi cơ quan quản lý giá có quyền kiểm tra nếu giá tăngbất thường. Ngoài ra, quy chế tính giá len lỏi được vào các DN, thì họsẽ không thể vin vào lý do này nọ để tăng giá bất hợp lý.
(Theo Thanh niên)