Cách nhắm rượu kỳ lạ

09/02/2020 09:18

Nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ tài hoa trong văn chương với thể loại tuỳ bút, lối viết sắc sảo, uyên thâm, trong đời thường cách uống trà, uống rượu của ông cũng nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.

Nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ tài hoa trong văn chương với thể loại tuỳ bút, lối viết sắc sảo, uyên thâm, trong đời thường cách uống trà, uống rượu của ông cũng nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Những bài viết về thú ăn chơi ẩm thực của ông tỉ mỉ như Phở, Tình rừng, Ngắm hoa. Về ăn uống, nhâm nhi thì Nguyễn Tuân kỹ tính đến cầu kỳ. Với ông, rượu và văn cùng song hành trên đường đời. Có một nhà văn bậc đàn em của ông đã ghi lại một bữa nhậu cầu kỳ của ông đến như này: “Đó là món mắm, nhưng phải là mắm của miền Trung có màu đỏ tươi... đọc ẩm, Nguyễn Tuân lấy một đĩa cổ rất quý, lau rửa sạch sẽ rồi cho nhểu một vài giọt mắm. Đương nhiên là không có thêm món gì và cũng không phải dùng thìa hay đũa mà là dùng một chiếc đinh. Một hớp rượu nhỏ, ông lại nhúng đầu đinh vào đĩa mắm đưa lên miệng. Mắm ngon đã đành. Cái vị sắt lạnh, mằn mặn của đinh thôi ra, mới thật là một vị tuyệt vời mà dễ thường không phải ai cũng nhắm được.”

Còn họa sĩ Dương Bích Liên người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (Hưng Yên) lại có cái thú “nhắm” tranh. Dương Bích Liên tham gia hoạt động mỹ thuật từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ông vẽ tranh cổ động áp phích phục vụ kháng chiến, họa sĩ trình bày báo Vệ quốc quân là sinh viên khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm1980, ông đoạt giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc với tác phẩm "Hồ Chủ tịch qua suối". Với Dương Bích Liên tưởng trên đời chỉ có nhắm rượu, nhưng ông là người “nhắm” tranh như nhắm rượu vậy. Khi nào vẽ tranh, ông cũng mang rượu ra uống. Sau mỗi đợt vẽ, ông thường dừng lại ngắm nghía và “uống” với những đường nét, mảng màu vừa hiện lên cho đến khi xong tranh...

LÊ HỒNG THIỆN(st)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cách nhắm rượu kỳ lạ