“Chưa điều chỉnh lãi suất vào thời điểm hiện tại”

27/05/2011 14:20

Trong mấy ngày qua, một số ngân hàng đã huy động vượt trần lãi suất 14%, nhiều luồng dư luận cho rằng sẽ có điều chỉnh lãi suất như nâng trần lãi suất huy động, áp trần lãi suất cho vay, nâng lãi suất tái triết khấu…


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu
Tuy nhiên, tại cuộc trao đổi với báo chí chiều ngày 26-5, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định chưa có chủ trương điềuchỉnh lãi suất trong thời gian này.

Không áp trần lãi suất cho vay

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước chưa có chủ trương điều chỉnh áp trần lãi cho vay.

“Đã có vài ý kiến đề cập tới chuyện này, nhưng tôi khẳng định đây khôngphải là chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cũngchưa đưa ra bất cứ điều chỉnh nào về lãi suất cho vay cũng như huy độngtiền đồng,” Thống đốc cho biết.

Nhiều ý kiến cho rằng quy định trần lãi suất cho vay thì dễ quản lý,nếu ngân hàng thương mại cho vay cao sẽ bị khách hàng vay khiếu nạinhưng thực tiễn cuộc sống không đơn giản như vậy.

Thống đốc lý giải, khống chế lãi suất cho vay có vẻ tốt, tưởng như sẽkhiến xã hội yên tâm, nhưng hệ lụy của nó là cầu tín dụng đã cao hơn sovới cung, nếu áp trần sẽ không khả thi và nhiều rủi ro. Khi người tamua chuộc nhau có thể dẫn tới chuyện châm chước cho nhau, nới lỏng điềukiện tín dụng. Hậu quả là không chỉ ngân hàng đó rủi ro, mà còn gây tổnthương cho cả hệ thống.

Kiên quyết xử lý ngân hàng vượt trần 14%

Hiện có nhiều ngân hàng đã huy động lãi suất vượt trần 14% và nhiềudoanh nghiệp phải vay với lãi suất 23%, chính vì vậy trong những ngàyqua có nhiều luồng thông tin cũng cho rằng nên điều chỉnh lãi suất huyđộng lên để phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên Thống đốc NguyễnVăn Giàu cho rằng, điều chỉnh lãi suất phải nhìn theo tín hiệu kinh tếvĩ mô. Thực ra cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước có cân nhắc khi thấygiá thế giới biến động. Nhưng nay giá đang giảm dần, các bất ổn chínhtrị trên thế giới hiện nay có xu hướng giảm nên khó có thể đẩy giá lêncao hơn.

Thống đốc cho rằng, điều kiện vĩ mô đang tốt lên, lạm phát đang giảmthì tại sao phải nâng trần lãi suất huy động, lạm phát cả năm liệu cólên tới 18% hay không mà đề nghị đẩy lãi suất huy động lên 18%. Cũngkhông nên đòi hỏi lãi suất thực dương vào lúc này, mà chúng ta chỉhướng tới mục tiêu đó thôi. Khi thị trường kỳ vọng chính sách tốt lên,lạm phát giảm xuống, những ai đề nghị tăng lãi suất cần xem lại tráchnhiệm của họ với xã hội, với đất nước.

Đối với những ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động, Thống đốc chobiết phải xử lý và kỷ luật nghiêm, Ngân hàng Nhà nước không nương nhẹvới biểu hiện này. Những chi nhánh ngân hàng thương mại nào vi phạm nếuNgân hàng Nhà nước phát hiện sẽ kỷ luật giám đốc chi nhánh, thậm chíxem xét tới việc dừng hoạt động chi nhánh đó.

Thống đốc nhấn mạnh, khi đất nước khó khăn thì phải chia sẻ, đừng vinvào cớ lạm phát cao để gây xáo trộn thị trường và làm ảnh hưởng xấu tớidư luận xã hội. Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ hợp tác chặt chẽ với cơquan công an, báo chí để phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời nhữngbiểu hiện vi phạm nói trên.

“Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung xử lý một vụ việc phi phạmxé rào lãi suất tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi nào xong, chúng tôi sẽcông bố công khai,” Thống đốc cho biết.

Tiền gửi dân cư tăng

Thống đốc cho biết, tính đến ngày 23/5 so với cuối năm 2010, tốc độtăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,48%. Trong đó,tốc độ huy động vốn VND giảm 2,75% nhưng tốc độ huy động ngoại tệ tăng18,84%.

Vốn huy động VND giảm nhưng chủ yếu ở khu vực tổ chức kinh tế với sốtuyệt đối 156.700 tỷ đồng. "Chúng tôi cho rằng, khi lãi suất tăng cao,bao giờ họ cũng rút tiền ra để sản xuất kinh doanh. Điều này là hoàntoàn lành mạnh, bởi lẽ nhờ đó, giá thành sản xuất giảm, thanh khoản nềnkinh tế được cải thiện; đồng thời, còn góp phần làm giảm hệ số nở tiềntrong nền kinh tế," ông nói.

Ngược lại, tiền gửi dân cư tăng tới 11,84%; trong đó, VND tăng 107.300tỷ đồng, tương ứng 11,39% và tiền gửi ngoại tệ tăng 8,63%.

Thống đốc khẳng định, các chính sách tác động để giảm tổng cầu và cácgiải pháp điều hành về lãi suất, tỷ giá đang có hiệu ứng tích cực. Điềunày được thể hiện ở chỗ dòng tiền gửi từ dân cư đang chảy vào hệ thốngngân hàng. Thử hình dung, nếu số tiền 107.300 tỷ đồng nói trên tiếp tụcngoài hệ thống ngân hàng thì chúng sẽ tác động xấu đến giá cả hàng hóanhư thế nào.

Còn một số liệu quan trọng nữa là đến ngày 23/5/2011 so với 30/4/2011,tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm 2,89%, điều đó cho thấy một bộ phậndân cư đã bán ngoại tệ cho ngân hàng.

Tiền gửi tổ chức kinh tế giảm làm tăng thanh khoản cho nền kinh tế,trong khi tiền gửi dân cư tăng, cho thấy diễn biến thị trường đã vàđang đi đúng hướng điều hành của Chính phủ.

Cũng so với cuối 2010 thì tính đến 23/5/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng6,2%. Trong đó, VND tăng 2,59%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,9%. Khốilượng tín dụng tăng ròng cho nền kinh tế gần 5 tháng đạt 135.800 tỷđồng, tương ứng khoảng 33% so với dự kiến khối lượng tín dụng trongtrong cả năm nay. Mức tăng này laf hợp lý và nằm trong tầm kiểm soát.

Thống đốc cũng cho rằng, theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì phải tậptrung tín dụng cho khu vực sản xuất, nhất là cho vay nông nghiệp – nôngthôn và xuất khẩu. Hiện tại, tăng trưởng tín dụng khu vực này khoảng22,2%, xét trong mối tương quan mức tăng tín dụng chung cho cả nền kinhtế là 6,2% thì đã gấp hơn 3,5 lần.  

Trong khi đó, xét về cơ cấu tín dụng thì tỷ trọng cho vay lĩnh vực phisản xuất đã giảm được 1,92% so với mức 18,87% cuối 2010. Như vậy, cơcấu tín dụng phi sản xuất hiện nay là 16,95% và so với mục tiêu 16% vàocuối 2011, tôi nghĩ sẽ đạt được mục tiêu này.

Đến này 23/5/2011, có một số tổ chức tín dụng vẫn có tốc độ tăng tíndụng cao, chẳng hạn: Ngân hàng Phương Tây 24%, Ngân hàng Việt NamThương tín 26%. Thống đốc cho biết đã có chỉ đạo thanh tra hai ngânhàng này.

Minh Thúy (Vietnam+)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    “Chưa điều chỉnh lãi suất vào thời điểm hiện tại”