Trong năm 2021, nhiều chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chính thức có hiệu lực.
Ai thuộc diện tinh giản biên chế?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP; Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì có 13 đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.
(3) Cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. (4) Cán bộ, công chức, viên chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. (5) Cán bộ, công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp liên kể tại thời điểm xét tỉnh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế những cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. (6) Cán bộ, công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 1 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế những cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. (7) Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tội da do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc năm trước liên kế tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý. (8) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự. |
Trong đó, tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi về hưu năm 2021 là: - 55 tuổi 3 tháng đối với lao động nam. - 50 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020 ). |
Trường hợp 2: Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ sau:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
- Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.
- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.
Trong đó, tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi nghỉ hưu năm 2021 như sau: - 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam. - 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020). |
Trường hợp 3: Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì:
- Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong đó, tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi về hưu năm 2021 là: - 55 tuổi 3 tháng đối với lao động nam. - 50 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020). |
Trường hợp 4: Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì:
- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Trong đó, tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 khi nghỉ hưu năm 2021 như sau: - 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam. - 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18.11.2020). |
Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Không áp dụng đối với:
- Những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc;
- Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Chính sách thôi việc ngay
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi thuộc Trường hợp 1 nêu trên hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi thuộc Trường hợp 2 nêu trên nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Chính sách thôi việc sau khi học nghề
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
- Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 6 tháng;
- Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
- Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
- Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
Theo Người Lao động