Chính phủ tham vấn chuyên gia kinh tế

26/03/2012 06:12

Sáng 25-3, Thủ tướng và lãnh đạo một số bộ, ngành làm việc với hơn 30 chuyên gia kinh tế, nhà khoa học để tham vấn về kinh tế vĩ mô.


Toàn cảnh buổi làm việc


Sáng 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo một sốbộ, ngành đã làm việc với hơn 30 chuyên gia kinh tế, nhà khoa họctrong nước để tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô nhất là chính sách tài chính,tiền tệ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến hết sứcphức tạp.

Các nhà khoa học và chuyên gia nhận định, trong bối cảnh khó khăn chung do ảnhhưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, những kết quả đạt đượctrong phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2011, quý 1 năm nay và các năm trướclà rất tích cực và đáng trân trọng; đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn, công tácan sinh xã hội đã luôn được đảm bảo…

Các nhà khoa học và chuyên gia cho rằng mục tiêu đề ra cho năm nay là tậptrung ưu tiên kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xãhội… là hết sức đúng đắn và phù hợp trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên để giữlạm phát ở mức 1 con số; duy trì tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay cần một sựnỗ lực rất lớn. Điểm mấu chốt để duy trì được mục tiêu tăng trưởng khoảng 6%trong năm nay trước hết cần tập trung cao độ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển, nhất là sản xuất công nghiệp; thực hiện các biện phápphát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng hóa tồnkho…

Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm nay tiếp tục đạt tốc độtăng trưởng cao, ước quý 1 năm nay đạt khoảng 24,5 tỷ USD, tăng 27,6% so vớicùng kỳ năm trước là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới cònnhiều khó khăn, đặc biệt một số nền kinh tế lớn là thị trường xuất khẩu truyềnthống của Việt Nam như Mỹ, EU… bị suy giảm.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá cho rằng cần tăng cườnghơn nữa hoạt động xúc tiếp thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tiếp tục dành ưu tiênvốn tín dụng cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu,doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chếbiến…

Cùng quan điểm trên về việc cần tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiếp thươngmại, đẩy mạnh xuất khẩu, tiến sỹ Trần Du Lịch đề xuất cần tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra đối với khu vực đầu tư công, nhằm đảm bảo hiệu quả của đầutư công; hạn chế tình trạng phát triển các khu công nghiệp, các trường đại họcmột cách tràn lan. Mặt khác, Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ phải gắn liền với thị trường bấtđộng sản và thị trường tài chính, ngân hàng; tập trung xây dựng một nền côngnghiệp gia công sản xuất sang nền công nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa.

Cho rằng thời gian qua, các chính sách về thuế, phí còn có nhiều ý kiến đachiều, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sĩ Kiêm nêu vấn đề, việcxây dựng chính sách về thuế, phí… phải được được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng,đảm bảo được tính hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn, các chính sách vềthuế, phí trước hết phải tập trung theo hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpnhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh và đónggóp cho nền kinh tế.

Cũng liên quan đến vấn đề về thuế, phí, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam Lê Đức Thúy đề xuất, Chính phủ tiếp tục có những biện pháp giảm gánh nặng vềthuế cho doanh nghiệp, xem xét kỹ khi đưa ra các khoản phí để doanh nghiệp yêntâm hơn để đầu tư, dám vay vốn để đầu tư. Các khoản phí đề ra phải tính đến tínhhiệu quả của tổng thể kinh tế.

Ông Lê Đức Thúy cũng đề xuất việc tiếp tục giải quyết một cách căn cơ về vấnđề thanh khoản của ngân hàng cũng như thực hiện chủ trương hạ lãi suấtnhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ lãi suất huy động vàcho vay trên thực tế của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm các trường hợpvi phạm về vượt trần lãi suất…

Bên cạnh đề xuất đẩy mạnh tái cơ cấu nều kinh tế, chuyên gia kinh tế Lê ĐăngDoanh; tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Pháttriển Nông nghiệp Nông thôn; tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiếnlược Phát triển… đề xuất việc cần tìm mọi cách để giải quyết khó khăn cho doanhnghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, coitrọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; cố gắng xử lý nhanh hơn nữacác vấn đề liên quan đến tái cấu trúc kinh tế; đẩy mạnh cải cách, đặc biệt làcải cách thể chế; thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí…

Ngoài ra, cácchuyên gia cho rằng vấn đề về việc làm, thu nhập, phát triển công nghiệp, vấn đềthu mua lương thực cho nông dân, tình hình an ninh trật tự xã hội… cũng là nhữngvấn đề lớn, không thể xem thường.

Báo cáo tại buổi làm việc về tình hình kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết kể từ nửa cuối năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) đã có xu hướng giảm dần và tăng thấp. CPI 3 tháng đầu năm đều có mức tăngthấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. So với tháng trước, CPI tháng Banày chỉ tăng 0,16% là mức tăng thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua.

Tổng kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm nay tiếp tục đạt tốc độ tăngtrưởng cao, ước quý 1 năm nay đạt khoảng 24,5 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳnăm trước. Nhập siêu tiếp tục được kiềm chế, tính chung quý 1 này khoảng 300triệu USD, bằng khoảng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với cùngkỳ nhiều năm gần đây. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởngthấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 ước đạt4%.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiếnđóng góp thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia đối với sự ổnđịnh và phát triển kinh tế của đất nước đồng thời cho rằng, những đề xuất, giải pháp củacác chuyên gia kinh tế là hết sức thiết thực trong nhận định về tình hình kinhtế thế giới và trong nước để Chính phủ xây dựng những chính sách điều hành phùhợp.

Với tinh thần bám mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duytrì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳngđịnh Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thựchiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi cácmục tiêu đã đề ra trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trongnăm nay và các năm tiếp theo; tiếp tục đưa đất nước vững bước tiến lên trên conđường đổi mới và hội nhập.

Tại buổi làm việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Bộtrưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cũng tiếp thu ý kiến, trao đổi với các nhàkhoa học, các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thanh khoản, lãi suất, việctiếp cận vốn của doanh nghiệp, nợ xấu của ngân hàng, thị trường chứng khoán, cácchính sách tài chính, tiền tệ, giá cả thị trường…

Thiện Thuật(TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chính phủ tham vấn chuyên gia kinh tế