Cần “siết chặt” kiểm định máy nông nghiệp

28/06/2010 08:51

Thực trạng nông dân bị tai nạn trong vụ gặt cho thấy, ngoài lý do chủ quan còn do máy không an toàn. Do đó, việc “siết chặt” kiểm định máy nông nghiệp là yêu cầu bức thiết.

Máy gặt đập tự chế hoặc vận hành kém an toàn vẫn được sử dụng nhiều trên đồng ruộng.

Rủi ro từ máy tự chế

Theothống kê chưa đầy đủ của Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, hiện cókhoảng trên 100 loại thiết bị máy móc trong sản xuất nông nghiệp vớihàng trăm nhà sáng chế trên toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với sốthiết bị được sáng chế ra, người sử dụng gặp phải tai nạn lao động hiệnnay là không hề nhỏ.

Ông Vũ Anh Tuấn -Trưởng phòng cơ điện (Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thuỷ sản vàNghề muối (Bộ NN&PTNT) thừa nhận: "Chúng tôi có gửi văn bản yêu cầucác cơ sở thống kế số liệu về tai nạn lao động khu vực nông thôn. Tuynhiên, đến thời điểm này vẫn chưa nhận được báo cáo của các địa phương.Mặc dù được giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm thiểutai nạn lao động, nhưng do kinh phí hạn hẹp nên từ 2006 đến nay, chúngtôi chỉ triển khai ở phạm vi thí nghiệm nhỏ của một số trang trại vàkhu vực trồng trọt".

Những vụ tai nạn lao động ởkhu vực nông thôn trong thời gian qua đã gây ra những thương tích nặngnề cho người nông dân, đôi khi để lại hậu quả thương tật vĩnh viễn nhưmất tay, mất chân, hỏng mắt... và nhiều trường hợp dẫn tới tử vong dosử dụng các thiết bị, máy móc trong sản xuất.

ÔngĐoàn Xuân Thìn - Giám đốc Trung tâm Phát triển cơ điện nông nghiệp chobiết, trong điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và những điều kiện sản xuấtvề nông nghiệp ở nông thôn nước ta hiện nay, các thiết bị cải tiến, tựchế ngày càng nhiều. Hầu hết công đoạn, kỹ thuật, trình tự lắp ráp vàthiết bị đều là do tự tìm tòi, tự nghĩ ra, không hề có một quy trìnhhay một sự đảm bảo về an toàn. Ngay cả những máy móc được bày bán trênthị trường cũng vẫn còn thiếu những cảnh báo về những rủi ro có thể xảyra với người sử dụng.

An toàn chưa được coi trọng

Traođổi với báo chí, ông Nguyễn Tường Vân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiếtkế chế tạo máy nông nghiệp (RIAM) cho biết, hiện nay có rất nhiều loạimáy nông nghiệp tiềm ẩn những nguy cơ về tai nạn lao động. Khi chế tạo,nhà sản xuất chỉ qua tâm, làm sao để cỗ máy vừa gọn nhẹ, vừa ít tốnkém, để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường… nênđã bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố an toàn. Qua đó cho thấy, công tác kiểmđịnh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của ta còn rất lỏng lẻo.

Cùngchung quan điểm với ông Vân - kỹ sư Nguyễn Đức Tuấn - Phó Giám đốcTrung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp nhậnđịnh: Một trong những điều thường gặp nhất là thiếu bao che cho các bộphận truyền động và các vị trí có thể gây mất an toàn lao động. Ví dụnhư các bộ phận truyền động đai, truyền động xích, truyền động bánhrăng ở những vị trí rất gần với người vận hành lại không có thiết bịche chắn an toàn. Có những máy dùng một động cơ cho 3-4 tầng puli đai,nhưng cũng không thiết kế bao che như máy bóc vỏ lạc, máy bóc vỏ hạttiêu…

Theo các chuyên gia chế tạo máy, đểđảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhà nước nên có chương trình giúpnhững "nhà nông làm khoa học" được tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, phổbiến kiến thức khoa học để bù đắp vào những chỗ còn trống về kiến thứccho người sáng chế và người sử dụng. Đồng thời, cần siết chặt hơn quytrình kiểm định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nếu các thiết bị máymóc không đảm bảo an toàn, không có cảnh báo nguy cơ rủi ro… thì tuyệtđối không cấp phép lưu hành.

(Theo Nông thôn ngày nay)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cần “siết chặt” kiểm định máy nông nghiệp