Các nơi phòng, chống dịch tai xanh

15/04/2010 06:20

Huyện Thanh Hà chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện 5 không: không giấu dịch, không mua bán, trao đổi lợn bị bệnh,không giết mổ lợn bị bệnh, không ăn tiết canh, thịt lợn ốm, không vứtxác lợn chết bừa bãi.

Trạm thú y huyện Cẩm Giàng cho biết, đến ngày 14-4, sau 2 xã Thạch Lỗivà Cẩm Vũ, trong huyện có thêm 5 xã, thị trấn là: Lai Cách, Tân Trường,Cẩm Định, Cẩm Hoàng và Kim Giang xuất hiện dịch. Đã có 1.135 con lợn tại các nơi này nhiễm bệnh. Trong đó, 133 con đã chết. Xã có lợn nhiễm nhiều là Cẩm Hoàng 597 con, Tân Trường 365 con; ít nhất là xã Kim Giang cũng đã có 50 con nhiễm bệnh. Hiện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm huyện đã phân công trực chỉ huy và xuống cơ sở đôn đốc việc bao vây, dập dịch. Tuy nhiên, tại các chợ trong vùng dịch, thịt lợn vẫn được bày bán chưa thể kiểm soát được. Trạm  đã chuyển về cơ sở hơn 1 tấn hóa chất, nhưng cả 3 bình phun thuốc vận hành bằng động cơ hiện có đều bị hỏng, gây khó khăn cho việc tiêu độc, khử trùng.

* Để chủ động phòng, chống dịch tai xanh, huyện Thanh Hà chỉ đạo các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; phân công trách nhiệm cho từng thành viên và tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, báo cáo kịp thời các cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý hiệu quả. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về sự nguy hại của dịch bệnh tai xanh và các biện pháp phòng, chống. Thực hiện 5 không: không giấu dịch, không mua bán, trao đổi lợn bị bệnh, không giết mổ lợn bị bệnh, không ăn tiết canh, thịt lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi. Khuyến cáo các hộ chăn nuôi tăng cường bảo đảm chế độ ăn, uống; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi; khi phát hiện thấy vật nuôi có triệu chứng bị bệnh cần báo ngay cho các cơ quan chức năng.

Xã Hồng Khê (Bình Giang) đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật, 1 chốt ở đầu đường Phủ đi Cổ Bì, 1 chốt ở đầu thôn Trinh Nữ đi Cổ Bì. Các chốt thường xuyên có nhân viên thú y thôn và công an viên thường trực. Theo ông Lê Văn Thắng, Trưởng ban Thú y xã, tổng đàn lợn của Hồng Khê có 815 con, tính đến sáng 14-4, đã có 334 con ốm (gồm 9 lợn nái, 175 lợn thịt, 150 lợn theo mẹ); 29 con lợn chết (gồm 3 lợn nái, 26 lợn theo mẹ và lợn thịt). Trong số này, xã đã lập biên bản đối với 4 chủ hộ nuôi, tổ chức tiêu huỷ 27 con lợn  với tổng trọng lượng 640kg đúng quy trình.

Tuy đã rất cố gắng nhưng công tác phòng, chống dịch ở Hồng Khê gặp không ít khó khăn do thường xuyên mất điện đến 21h30. Vẫn còn tình trạng nhân dân vứt xác lợn chết ra sông, ngòi gây ô nhiễm môi trường và  tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra diện rộng.

PV - NGUYỄN ĐỌC

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Các nơi phòng, chống dịch tai xanh