Ngày 19-8, khi những người lính cuối cùng của lực lượng chiến đấu Mỹ rời khỏi lãnh thổ Iraq, dư luận hy vọng về một tương lai hòa bình và ổn định. Nhưng với người dân Iraq, bóng đen chiến tranh vẫn chưa dứt.
Đoàn xe quân sự Mỹ tại căn cứ quân sự ở Kuwait, ngày 20-8, sau khi lữ đoàn chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Iraq |
Các quan chức ở Nhà Trắng và Baghdad đã không ít lần ám chỉ Iran là nhân tốchính góp phần vào thất bại trong việc xây dựng nền chính trị ổn định ở Iraq.Washington cho rằng Teheran lo ngại một Iraq hùng mạnh sẽ là "cơn ác mộng"địa-chính trị đối với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Theo giới phân tích, chiếc chìa khóa giúp Iran "qua mặt" Mỹ trong cuộc tranhgiành ảnh hưởng ở Iraq là các đồng minh và nguồn lực mà Teheran tranh thủ đượcdưới thời Saddam. Mỹ cho rằng tuy Iran không thể áp đặt một chính phủ lên Iraq,nhưng có thể ngăn chặn việc thành lập một chính phủ mới ở đây.
Không những vậy, một khi Mỹ rời bỏ Iraq, Iran có thể áp đặt một trật tự mớikhông chỉ ở Iraq mà ở cả các nước còn lại trong Vịnh Persia. Cho dù Mỹ vẫn tiếptục ở lại Iraq, Iran vẫn có thể gây mất ổn định hoặc thậm chí gây bạo lực leothang tới mức Mỹ lại buộc phải tăng cường lực lượng chiến đấu và sa lầy.
Giới chức Mỹ và Iraq thường công khai nói rằng chính phủ Iraq chưa thành lậpđược là do có sự can thiệp của Iran. Một số chính khách Iraq theo dòng Shi’itethân Iran nhiều khả năng sẽ làm theo chỉ thị từ Teheran.
Cuộc bầu cử vừa qua ở Iraq phản ánh một sự thật hiển nhiên rằng không có đủchính khách để thành lập một chính phủ, nhưng có đủ chính khách để ngăn cảnthành lập chính phủ.
Việc Mỹ rút lực lượng chiến đấu và để lại 50.000 quân, tiến tới rút toàn bộlực lượng vào năm 2011 đã diễn ra theo đúng kế hoạch của Tổng thống BarackObama.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ đều thừa nhận đây chỉ là "mốc" đánh dấu một bướcchuyển đổi trong chiếc lược của Mỹ ở quốc gia vùng vịnh này, mà không phải làtiêu chí đánh giá thành bại của cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ đứng đầu.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN ngày 21-8, Tư lệnh quân đội Mỹtại Iraq, Tướng Lục quân Raymond Odierno không loại trừ khả năng nối lại sứ mệnhchiến đấu của Mỹ tại nước này một khi lực lượng an ninh Iraq "thất bại hoàntoàn."
Điều này đồng nghĩa với việc bóng đen chiến tranh vẫn bao trùm bầu trờiIraq và chưa rõ bao giờ cuộc chiến "hao người tốn của" mới đi đến hồi kết.