Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục nhắc nhở các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương đã liên tục nằm trong danh sách tiêm chậm các mũi nhắc lại: mũi 3 và mũi 4, trong khi biến thể phụ BA.4 và BA.5 đã xuất hiện tại Việt Nam...
Bộ Y tế đã nhắc nhiều lần nhưng vẫn có nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 chậm
Theo Bộ Y tế, đến hôm qua, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 233.894.307 mũi;
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, kết quả tiêm nhắc lần 1 (mũi 3) có tổng số 45.533.296 mũi (đạt tỷ 67,9%), trong ngày có 23 tỉnh triển khai với 90.352 người được tiêm:
Các tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp: Hải Phòng (43,1%); Quảng Nam (45,4%); Đồng Nai (43,7%); Cà Mau (40,0%); Hậu Giang (35,1%).
Các tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 cao: Thanh Hóa (93,8%); Bắc Giang (95,3%); Bến Tre (91,8%).
Về tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 4.712.466 mũi tiêm (31,8%), trong ngày có 24 tỉnh triển khai với 81.885 người được tiêm.
Tiêm vaccine cho người dân
Các tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Hà Nội (15,7%); Bắc Cạn (3,2%); Nghệ An (9,8%); Lai Châu (14,4%); Đồng Tháp (8,8%).
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Quảng Ninh (78,8%); Khánh Hòa (70,5%); BR-VT (83,9%)
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Ghi nhận 8.648.920 trẻ tiêm đủ 2 mũi đạt 98,7%; Tiêm nhắc: 940.081 trẻ (10,7%).
Tỉnh tiêm thấp dưới 5% gồm: Miền Bắc (14 tỉnh): Hà Nội; Nam Định;Hà Nam; Bắc Giang; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Quảng Ninh; Nghệ An; Lạng Sơn; Hà Giang;Cao Bằng; Yên Bái; Điện Biên.
Miền Trung (2 tỉnh): Quảng Nam; Bình Thuận
Miền Nam (9 tỉnh): Tiền Giang, Long An; Sóc Trăng; Trà Vinh; Vĩnh Long; Đồng Tháp; Bình Phước; Kiên Giang; Hậu Giang.
Các tỉnh tiêm nhắc cho trẻ trong độ tuổi này tiêm cao: Thanh Hóa (47,3%); Tây Ninh (47,0%); Bến Tre (43,7%).
Tại phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch diễn ra sáng 5.7, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 vẫn còn chậm, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.
Theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19
Bộ Y tế cho biết, ngày 5.7 ca mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 989 ca thêm 304 ca so với ngày trước đó. Trong ngày số khỏi bệnh gấp gần 10 lần; Có 1 F0 tại Quảng Ninh tử vong.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.750.313 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.489 ca nhiễm).
Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.724.922 ca. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, giám sát có 30 trường hợp đang thở ô xy, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 23 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca. Hiện cả nước không còn bệnh nhân nào phải thở ECMO.
Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4 và BA.5, do đó trong thời gian tới các ca nhiễm biến thể phụ BA.5 có thể ghi nhận nhiều hơn trong cộng đồng ở nước ta. Như vậy, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới do sự xuất hiện của biến thể phụ này.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19; đồng thời chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta;
Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, đặc biệt bảo đảm tiến độ tiêm đối với trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên;
Tiếp tục đảm bảo năng lực thu dung, điều trị; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; Tăng cường năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; Đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2022-2023.
Theo Sức khỏe và Đời sống