Bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 nên đi kiểm tra tim 6 tháng một lần

09/08/2021 07:04

Nhiều bệnh nhân COVID-19 đang gặp các vấn đề về tim kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo nên cẩn thận với các triệu chứng tim sau COVID-19.

Cứ 10 bệnh nhân COVID-19 thì có 6 người đang gặp các triệu chứng tim sau COVID-19

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm cả phổi và tim. Nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến chấn thương tim ở những người không có tiền sử bệnh tim. Các bác sĩ đang báo cáo sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng bệnh nhân COVID-10 được hồi phục, những người đã gặp phải các vấn đề về tim lâu dài như đau ngực, đánh trống ngực đột ngột, đau tim, sưng tim, suy tim, công suất bơm thấp, đông máu, và rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường). Vì vậy, những bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 nên đi kiểm tra tim mạch định kỳ sau mỗi 6 tháng, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động cơ thể và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giúp tim luôn khỏe mạnh.

Giải thích về các vấn đề liên quan đến tim sau COVID-19, các bác sĩ tại Trung tâm chẩn đoán và Phòng thí nghiệm bệnh lý Apollo Diagnostics, thành phố Pune (Ấn Độ), cho biết các vấn đề về tim ngừng hoạt động do mức độ viêm nhiễm cao trong cơ thể của một người. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, quá trình viêm sẽ phá hủy các mô khỏe mạnh cùng với tim.

Cứ 10 bệnh nhân COVID-19 thì có 6 người đang gặp các triệu chứng tim sau COVID-19

Theo Tiến sĩ Pramod Narkhede, Bác sĩ Tim mạch, Phòng khám Apollo, Pune, nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 bị đau ngực, viêm cơ tim, đau tim, suy tim, đông máu, rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường), và đánh trống ngực.

"Những vấn đề này có thể được phát hiện sau nhiều tháng hồi phục COVID-19. Người ta quan sát thấy 78 trong số 100 bệnh nhân dương tính với COVID-19 đã báo cáo các triệu chứng tổn thương tim và viêm, chủ yếu là ở người trẻ và bệnh nhân cao tuổi", ông Narkhede chia sẻ.

Được biết, khó thở, đau ngực hoặc đánh trống ngực có thể liên quan đến tim, nhưng chúng cũng có thể do các yếu tố khác, bao gồm hậu quả của việc ốm nặng, không hoạt động kéo dài và dành nhiều thời gian dưỡng bệnh trên giường.

Tiến sĩ Narkhede cũng nhấn mạnh thêm khoảng 6 trong số 10 bệnh nhân được thăm khám tại OPD đang có các triệu chứng tim hậu COVID-19. Họ là những người không có các vấn đề về tim từ trước. Các vấn đề này cần được giải quyết và can thiệp sớm nhất. Những người có tiền sử bệnh tim cũng nên thận trọng, dùng thuốc thường xuyên và theo dõi. Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc y tế khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng ban đầu có thể ngăn ngừa các biến chứng gây chết người.

Tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng

Cùng với việc kiểm tra tim thường xuyên, bệnh nhân COVID-19 được khuyến nghị lựa chọn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và tránh các chất cay, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, chất ngọt nhân tạo và hương vị chế biến sẵn hoặc đồ ăn vặt.

Điều quan trọng là quản lý việc tăng huyết áp và cholesterol của bạn bằng cách thường xuyên theo dõi nó. Ngoài ra, mọi người nên tập thể dục hàng ngày để duy trì trọng lượng tối ưu, đồng thời hạn chế uống rượu và hút thuốc.

Đừng bỏ qua bất kỳ thay đổi bất thường nào xảy ra trong cơ thể và đi khám ngay lập tức.

Theo VOV

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 nên đi kiểm tra tim 6 tháng một lần