Ngày 17-5, anh Trần Mậu Đức (26 tuổi, ở TP Huế) đã xuất viện sau 2 tháng 15 ngày điều trị. Anh Đức làbệnh nhân đầu tiên được ghép tim thành công do ê-kíp bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế thực hiện vào ngày 1-3.
Sau khi xuất viện, anh Đức có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường.Tuy nhiên, hằng tuần anh Đức sẽ phải đến bệnh viện để tái khám.
|
Bệnh nhân Trần Mậu Đức và gia đình anh bày tỏ sự cám ơn đối với cácy bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế đã tận tình chăm sóc, theo dõi sức khỏe củaanh trong thời gian qua; đặc biệt tri ân người đã hiến tặng cho anh quảtim.
14 giờ ngày 28-2, thông tin có nguồn tạng hiến từ người cho chết nãotại Bệnh viện T.Ư Huế được phát đi. Và ca ghép tim đầu tiên nhanh chóngđược triển khai.
Người hiến tim là một bệnh nhân chết não, sau khi đã làm tất cả cácxét nghiệm lâm sàng, được hội đồng y khoa của bệnh viện kết luận là đãchết não lâm sàng và người nhà bệnh nhân đồng ý cho lấy tim. Người chotim được xác định là chết não theo Luật về chẩn đoán chết não do Quốchội ban hành và theo “Tiêu chuẩn lâm sàng, cận lâm sàng và các trườnghợp không áp dụng tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não" của Bộ Y tế(Ban hành kèm theo quyết định số 32/2007/QĐ-BYT).
|
15 giờ ngày 1-3, thời điểm quyết định với hội chẩn lần cuối cùng củahội đồng chuyên môn tuyển chọn một bệnh nhân đang được điều trị chờghép tim có những đặc điểm tương đồng miễn dịch cũng như đáp ứng nhữngyêu cầu chuyên môn của tạng hiến. Bệnh nhân Trần Mậu Đức, 26 tuổi, ởphường Phú Hội, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã có vợ và một con,với chẩn đoán bệnh cơ tim giãn; suy tim độ IV; phân suất tống máu thấttrái tâm thu EF # 17%... may mắn được chọn. Theo GS Bùi Đức Phú, Giámđốc Bệnh viện T.Ư Huế, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao, nếu khôngđược ghép.
GS Bùi Đức Phú tâm sự: “Để đi đến quyết định cuối cùng này, ngoàithăm khám lâm sàng cần phải thực hiện trên 30 xét nghiệm cận lâm sàngtrung và cao cấp tiến hành cho cả người cho tim chết não và người sẽnhận ghép tim tại hệ thống labo của bệnh viện. Các xét nghiệm cận lâmsàng này được phân ra 3 nhóm nhằm (1) đánh giá chức năng các cơ quan;(2) đánh giá tương hợp miễn dịch; và (3) nhằm phát hiện nguy cơ tiềm ẩncó thể xảy ra trong và sau khi ghép tim để từ đó có phương thức điềutrị thích hợp. Sự chuẩn bị càng kỹ lưỡng nhằm đưa lại tỉ lệ thành côngcao nhất, đặc biệt trong bối cảnh khan hiếm nguồn tạng, và tính chấtsống còn của cuộc phẫu thuật ghép tim. Tất cả xét nghiệm đều phù hợp vàchấp nhận được, tuy vậy phải chờ kết quả xét nghiệm đọ chéo máu, phảimất 8 giờ mới có kết quả. Cả ê kíp chờ đợi thấp thỏm vì bệnh nhân chếtnão sắp sửa tử vong thì không lấy được tạng và nếu kết quả đọ chéodương tính thì chống chỉ định ghép. Có nghĩa là phải hoãn thực hiện”.
Cuộc ghép tim diễn ra trong suốt 5 tiếng đồng hồ căng thẳng
|
Ca ghép tim do GS.TS Bùi Đức Phú cùng ê kíp gồm khoảng gần 100 cánbộ khoa học của bệnh viện (tham gia trực tiếp và gián tiếp) thực hiệntại Bệnh viện T.Ư Huế và kéo dài trong 5 tiếng đồng hồ (từ 22 giờ ngày1.3 và kết thúc vào lúc 3 giờ ngày 2.3). Sau mổ 7 giờ các thông sốhuyết động, hô hấp, tri giác hoàn toàn bình thường, chức năng tim tốtvới phân suất tống máu thất trái EF # 57% và đã được rút ống nội khíquản và tự thở…Từ những kết quả trên, khẳng định ca ghép tim đã đượcthực hiện thành công.
Ngay sau khi ca ghép tim được tiến hành thành công, Chủ tịch nướcNguyễn Minh Triết đã có lẵng hoa chúc mừng thành công của bệnh viện. GSTS Đỗ Kim Sơn, Chủ tịch Hội Ngoại khoa VN, đã nhắn tin chúc mừng vàđánh giá đây là mốc son lịch sử của y học và ngành ngoại khoa VN”.
Minh Phương, Ngọc Long (TN)