Bất động sản liệu có lột xác sau Nghị định 71?

28/07/2010 14:00

Nghị định 71 có hiệu lực sẽ làm nên một cuộc thanh lọc khắt khe khiến thị trường bất động sản “trầm lắng” nhưng chỉ là trong giai đoạn thay đổi để thích nghi. Cuộc “thoát xác” này sẽ giúp thị trường nhà đất minh bạch và hấp dẫn hơn.

Ảnh minh họa.


Bất động sản là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi nguồn vốn mạnh và dài hạn. Tuy nhiên,tình trạng thiếu vốn luôn thường trực khiến các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực này phải trăn trở.

Chuyện “lách luật” của các chủ đầu tư để huy động vốn hay “bán nhà trên giấy”là không tránh khỏi và đã gây sóng gió cho thị trường nhạy cảm này.

Chỉ còn 10ngày nữa (8-8-2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hànhLuật Nhà ở sẽ có hiệu lực với nhiều quy định nhằm hạn chế tối đa những rủi rotrên thị trường bất động sản, trong đó, huy động vốn là một tiêu điểm.

Giải quyết hệ lụy từ vốn

Suốt thời gian qua, rất nhiều dự án bất động sản đã huy động góp vốn khi chưagiải phóng xong mặt bằng hoặc chưa hoàn tất thủ tục pháp lý. Không chỉ doanhnghiệp kinh doanh bất động sản nhỏ áp dụng chiêu này mà nó diễn ra khá phổ biếnở cả các dự án của tập đoàn bất động sản lớn.

Một số doanh nghiệp lý giải rằngđây là thỏa thuận dân sự giữa khách hàng và người huy động vốn. Tuy nhiên, cácchuyên gia pháp luật khẳng định, bên cạnh bộ Luật dân sự còn có luật chuyênngành khác điều tiết thị trường kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt với quy mô giátrị lớn và trình tự thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu rất phức tạp vớinhiều quy định khác nhau.

Vì vậy, để tăng tính minh bạch cho thị trường bất động sản đồng thời giúp doanhnghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, Nghị định 71 quy định chi tiết và cụ thể hơn cáchình thức huy động vốn và cho phép chủ đầu tư bán một tỷ lệ nhất định sản phẩmkhông qua sàn. Hai mục đích cùng được giải quyết một cách hài hòa, đó là vừa bảo đảm cho hoạt động doanh nghiệp đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chínhđáng của người dân có nhu cầu mua nhà.

Theo đó, chủ đầu tư có thể huy động vốn dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệphoặc thông qua các định chế tài chính phi ngân hàng (quỹ đầu tư, công ty tàichính) hay vay ngân hàng… Huy động vốn từ chủ đầu tư thứ cấp cũng chính thứcđược công nhận thông qua quy định cho phép chuyển nhượng một phần dự án có kèmtheo hạ tầng từ chủ đầu tư cấp I sang các nhà đầu tư cấp II khi dự án đền bùgiải phóng mặt bằng xong.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án bất động sản còn được huy động vốn từ cá nhân, tậpthể và được phân chia lợi nhuận hoặc sản phẩm là nhà theo thỏa thuận và tỷ lệgóp không qua sàn. Tuy nhiên, tỷ lệ này không vượt quá 20% tổng sản phẩm củatừng dự án thành phần. Theo ước tính, số vốn huy động 20% cũng tạm đủ để làmmóng nếu chủ đầu tư sử dụng tiền đã huy động vào đúng mục đích.

Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp được huy độngvốn một cách công khai, đúng trình tự, thời điểm chứ không phải hoàn toàn tự dobởi các hợp đồng góp vốn này chỉ được ký sau khi dự án được phê duyệt, đã khởicông và hoàn tất phần móng. Điều này được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “bánnhà trên giấy” một các tràn lan như suốt thời gian qua.

Nhưng liệu tình trạng“đầu cơ” để “đẩy giá” có tái diễn khi doanh nghiệp vẫn được phép bán 20% sảnphẩm không qua sàn?

Băn khoăn này được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, việc chophép chủ đầu tư bán 20% căn hộ trong dự án không qua sàn là phù hợp với thực tếbởi theo pháp luật những doanh nghiệp này được quyền huy động vốn từ cá nhân, tổchức đủ năng lực tài chính nhằm giảm áp lực tài chính. Lượng nhà được phân chiaqua các hợp đồng góp vốn chỉ bằng 20% và được quản lý dưới quy định chủ dự ánphải thông báo với Sở xây dựng những thông tin liên quan. Cùng đó, nếu chưa hoànthành thủ tục huy động vốn thì doanh nghiệp cũng không được giao dịch các sảnphẩm này.

Như vậy, nạn đầu cơ được kiểm soát tối đa bởi những dự án chưa đủ điều kiệnhoàn thành sẽ không thể thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Thêm nữa, công ty thứcấp tham gia góp vốn sẽ không được trực tiếp bán căn hộ cho khách hàng khi chưacó quyền sở hữu; nếu bán cũng phải được sự đồng ý và ký hợp đồng với chủ đầu tư…sẽ loại bỏ tình trạng “bán nhà trên giấy.”

Thanh lọc thị trường

Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận định, Nghị định 71 có hiệu lựcsẽ làm nên một cuộc thanh lọc khắt khe khiến thị trường “trầm lắng” nhưng chỉ làtrong giai đoạn thay đổi để thích nghi. Cuộc “thoát xác” này sẽ giúp thị trườngbất động sản minh bạch và hấp dẫn hơn.

Việc thắt chặt huy động vốn sẽ khiến doanh nghiệp bất động sản khó khăn hơntrong triển khai dự án nhưng đồng thời lại nhanh chóng loại khỏi cuộc chơi nhữngdoanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, năng lực tài chính thấp. bất động sản vẫn tiếptục là mảnh đất màu mỡ dành cho những doanh nghiệp có năng lực và chuyên nghiệp.

Để tham gia thị trường này, không chỉ chủ đầu tư mà cả các công ty thứ cấpcũng phải có kế hoạch và tiềm lực tài chính để “về đích” nếu không muốn đứtgánh. Tình trạng sang nhượng dự án lộn xộn gây sóng gió cho thị trường cũng sẽbị loại bỏ.

Đón nhận điều này, giới đầu tư kinh doanh bất động sản đang có những diễn biếntâm lý rất khác nhau. Trong khi các doanh nghiệp bất động sản lớn kỳ vọng Nghịđịnh này sẽ giúp họ khơi thông nguồn vốn thì chủ đầu tư thứ cấp và các nhà đầutư nhỏ lại tỏ ra e ngại.

Nếu không được bán sản phẩm ngay sau khi đã nộp đủ tiềncho chủ đầu tư cấp I đồng nghĩa với việc chủ đầu tư cấp II bị giam vốn. Điều nàysẽ khiến họ không đủ khả năng tham gia thị trường vì không trường vốn. Còn cácnhà đầu tư nhỏ cũng khó có cơ hội hưởng siêu lợi nhuận từ bất động sản như thờigian trước bởi khi thị trường minh bạch hoá, phát triển ổn định sẽ không xảy rasóng lớn.

Trước đây, tham gia vào các dự án bất động sản dưới dạng góp vốn, người mua luôntrong tình trạng “cầm dao đằng lưỡi” bởi hợp đồng là do chủ đầu tư soạn thảo vớihầu hết các điều khoản đều có lợi cho họ. Đó là chưa kể đến tâm lý được mua đãtốt lắm rồi, chỉ cần nộp xong tiền coi như thành công. Bởi vậy mới có tình trạngngười mua nhà phải chịu đội giá quá nhiều nếu có biến động.

Các nhà đầu tư mua bán dự án phần lớn không công khai minh bạch về giá dẫnđến mức giá bán thực và giá bán thực tế cũng khá xa nhau. Một số khách hàng yêntâm ký mua với thứ phát, trả đủ “tiền chênh” trong khi chủ đầu tư chưa công bốgiá chính thức nhưng nếu mức giá này bị điều chỉnh thì họ vẫn phải chấp nhận mấtthêm một khoản tiền nữa nếu không muốn mất cả chì lẫn chài. Đây cũng chính làhậu quả của việc thiếu thông tin. Vì vậy, sự minh bạch của thị trường khi vậndụng Nghị định 71 được kỳ vọng sẽ giúp người có nhu cầu thực sự về nhà ở tiếpcận được dự án.

Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi Nghị định 71 được ban hành, nhiều dự án bấtđộng sản đã huy động một phần, thậm chí toàn bộ dự án. Vậy đây có phải là nhữnghợp đồng không có giá trị?

Thực ra, Nghị định 71 được Chính phủ ban hành thaythế Nghị định 90 với nhiều điểm đổi mới nhưng về thời điểm huy động vốn không cógì thay đổi mà chỉ cụ thể hơn các hình thức huy động vốn. Tuy nhiên nó cũng làdịp để nhìn nhận lại việc góp vốn đầu tư bất động sản và đã khiến không ít ngườigiật mình.

Liệu thị trường bất động sản Việt Nam có “lột xác” sau Nghị định 71? Câu hỏinày sẽ sớm được giải đáp trong thời gian tới. Còn thời điểm này, không chỉ riêngdoanh nghiệp, nhà đầu tư mà cả những người dân quan tâm đến vấn đề nhà ở đangnóng lòng chờ đợi Thông tư hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng để thực hiện Nghịđịnh này.


(Theo TTXVN)
(0) Bình luận
Bất động sản liệu có lột xác sau Nghị định 71?