Bảo quản hạt lúa giống

20/10/2010 00:33

Trong điều kiện bình thường và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhưng khoảng 6 tháng sau tỷlệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60-70% và khoảng 9-10 tháng sau hầu hết hạtkhông nảy mầm.

 Xin giới thiệu kinh nghiệm bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng).

Phơi nắng

Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa một nắng là đạt độ ẩm 12%. Thường khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm được khoảng 18% và sau nắng thứ hai mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Cố gắng khi phơi nắng phải đảo đều liên tục cho khô đều. Phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn.

Bảo quản

Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay ni-lông dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù được phơi rất khô tới 12% độ ẩm, vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mưa hạt giống có khi có độ ẩm tới 14-15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao ni- lông và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao ni- lông được đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chưa tôi) dưới đáy để hút ẩm thường xuyên. Không chọn nơi ẩm ướt, hay ánh nắng thường xuyên chiếu vào làm nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thường xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải được kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác.

Theo kinh nghiệm trên, hạt giống sau 8 tháng vẫn có tỷ lệ nảy mầm khoảng 85-90% và sức sống của cây con vẫn phát triển bình thường. Kỹ thuật bảo quản này được thực hiện với giống lúa trên 120 ngày.


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bảo quản hạt lúa giống