Các bà mẹ thường nói với con gái những câu đại loại như“Anh ta sẽ không mua con bò nếu đã được uống sữa miễn phí” vào thời màviệc sống chung trước hôn nhân bị xem là tội lỗi và dại dột.
Hãy xem báo cáo mới nhất của Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Mỹ,dựa trên cuộc khảo sát về tăng trưởng gia đình quốc gia được tiến hànhhồi năm 2002. Cuộc nghiên cứu trên 13.000 đàn ông và phụ nữ trong độtuổi từ 15 đến 44, ghi nhận rằng 71% đàn ông sống chung với vợ tươnglai trước khi kết hôn có thể duy trì gia đình của họ đến dịp kỷ niệmngày cưới thứ 10. Đối với đàn ông không sống chung trước khi kết hôn,tỷ lệ này thấp hơn một chút, 69%. Ở phụ nữ, tỷ lệ chênh lệch thấp hơn.65% phụ nữ sống thử chịu được thử thách của thời gian, so với 66% ởnhững phụ nữ “sống thật”, tức chỉ sống chung sau khi kết hôn.
Trong khi đó, khả năng một cặp vợ chồng sống chung mà không kết hônduy trì được gia đình của họ trong 10 năm sau đó là 55%. Dù không cao,nhưng kết quả này cho thấy việc sống chung trước hôn nhân không hẳn làtác nhân gây thảm họa. Chuyên gia thống kê Bill Mosher của Mỹ thừanhận vẫn có sự khác biệt giữa những người sống thử và sống thật, nhưngkhác biệt đó không lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính những cặptình nhân chịu đầu hàng trước sự bức bách của “sáp nhập” mà không cómột tầm nhìn xác đáng về tương lai mới dễ ly dị.
Còn theo ông Scott Stanley, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hôn nhânvà gia đình thuộc Đại học Denver, mức độ cam kết khi sống chung quantrọng hơn tờ hôn thú. Ông Stanley đã nghiên cứu vấn đề sống thử trong15 năm và nhận thấy có hàng tá lý do cho việc sống chung trước hônnhân, từ thực tế (chẳng hạn như đến hạn đóng tiền thuê nhà), đến tìnhcảm (ý muốn thử nghiệm mối quan hệ giữa 2 người). Nhưng một khi 2 cuộcsống gắn kết với nhau bởi vấn đề cơm áo gạo tiền, việc đi đến hôn nhândường như ít bị chống đối nhất. Ông Stanley nhấn mạnh nhiều cặp tìnhnhân vẫn sống chung (và cuối cùng kết hôn) đơn giản bởi vì điều đó ítphức tạp hơn việc gỡ rối cho cuộc đời riêng. Nhưng điều đó thường khôngđược diễn dịch thành mối quan hệ hạnh phúc về lâu dài.
Nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố khác có vai trò quan trọngtrong mối quan hệ giữa việc sống thử và hôn nhân. Chẳng hạn, khi cả haiđều có bằng đại học, việc sống chung trước hôn nhân có vẻ không có tácđộng gì lên tỷ lệ ly dị. Tuổi tác cũng vậy. Teen và những bạn trẻ ở độtuổi 20 ít chịu ở lâu trong đời sống hôn nhân hơn những cặp lớn tuổihơn, bất kể chúng có sống chung trước khi kết hôn hay không.
Việc sống thử là đề tài của nhiều cuộc nghiên cứu và kết quả cũngrất khác nhau. Trước báo cáo của Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Mỹ,một cuộc nghiên cứu trên 1.000 người trong độ tuổi từ 18-34 do Đại họcDenver công bố hồi tháng 2.2009 cho thấy việc sống chung trước hôn nhândễ dẫn đến ly dị. Nhóm nghiên cứu ghi nhận 19% người sống thử từng đưara đề nghị ly dị sau khi chính thức kết hôn, so với 12% người sốngchung sau khi đính hôn và 10% sống chung sau khi kết hôn.
Theo các chuyên gia Mỹ, sống thử có thể là khúc dạo đầu cho một cuộcphối ngẫu bền lâu và hạnh phúc nếu các “đương sự” bảo đảm được rằng cảhai quyết tâm vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Nếu không có camkết này, lẽ dĩ nhiên việc sống thử sẽ dễ dẫn đến “đôi ngả chia ly”. Thếnên, suy cho cùng, sống thật vẫn “có giá” và bền vững hơn sống thử, đólà điều chắc chắn và không thể bàn cãi.
Quan niệm về sống thử: * Thựcchất vấn đề sống thử hiện nay không còn quá gay gắt như lúc trước nữa.Nếu trước đây, chưa kết hôn mà đã sống trước với nhau sẽ bị mọi ngườixem như một “tội đồ” bị suy thoái về đạo đức, nhân phẩm, khiến gia đìnhvà xã hội không thể chấp nhận được. Nhưng ngày nay thì khác. Không hẳnsống trước hôn nhân là xấu và cứ theo thuần phong mỹ tục cưới rồi mớisống cùng nhau là tốt. Nói như vậy không phải tôi ủng hộ việc sốngtrước hôn nhân, mà việc hai người có thực sự yêu nhau hay không. Nênvấn đề sống trước hôn nhân tôi cũng không quá khắt khe. Nhưng theotruyền thống của người Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được chấp nhận,các cặp trai gái yêu nhau nên giữ gìn cho nhau để có được những giâyphút thiêng liêng của ngày tân hôn. * Sốngthử trước hôn nhân trong thời buổi hiện nay cũng mang lại ác cảm đốivới nhiều người. Nhưng riêng bản thân tôi thấy rằng việc sống thử nàytốt hay xấu còn do cách sống của họ, có những người sống tích cực nhưngcũng có những người sống theo kiểu tiêu cực. Có thể việc sống thử manglại hạnh phúc cho 2 người khi họ hiểu rõ về nhau trước hôn nhân, nhưngcũng có thể việc sống thử này tạo nên một sự gắn kết không mong muốngiữa 2 người như việc có thai trước hôn nhân chẳng hạn. |