Có thể nói rằng, mặc dù học vấncủa dân ta còn thấp nhưng dân trí ta không thấp, vì dân ta không chỉ biết học ởtrường mà còn học ở sách vở, học lẫn nhau, nhất là học ngay trong thực tế laođộng và chiến đấu qua bốn ngàn năm lịch sử.
Mấy năm gần đây, tôi thường gặptrên một số bài viết, người ta dùng cụm từ "dân trí thấp" để cắtnghĩa nguyên nhân một thiếu sót, một nhược điểm nào đó. Tìm hiểu các áng văn cổnổi tiếng, các bài viết của doanh nhân xưa và các bài phát biểu của Bác Hồ, củacác nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối, cụm từ "dân trí thấp" chưa thấyxuất hiện bao giờ. Vậy thực tế dân trí có thấp không?
Trước hết nói đến từ"Dân" (nhân dân) thì ai cũng hiểu là người lao động bình thường,không giữ một chức vụ xã hội nào. Họ chiếm số đông trong một quốc gia. Điều nàykhác với quan chức, cán bộ là những người nằm trong bộ máy nhà nước, có chức,có quyền, chiếm số ít so với dân.
Còn từ "trí", ai cũnghiểu là trí tuệ, là sự hiểu biết của con người. Trí tuệ và học vấn là hai kháiniệm hoàn toàn khác nhau. Có lúc hai khái niệm ấy đồng nhất. Học vấn càng caothì sự hiểu biết (trí) càng rộng, càng sâu. Song cũng có lúc hai khái niệm ấykhông đồng nhất. Có những người học vấn (bằng cấp) thấp, có khi còn rất thấpnhưng sự hiểu biết lại không thấp. Có người học vấn cao nhưng lại có những việclàm, lời nói sai trái thì cái "trí" của người ấy là thấp.
Từ xã hội phong kiến cho đến ngàynay, nếu tính mặt bằng học vấn của nhân dân thì luôn là thấp. Đó là một thựctế, chúng ta mới phấn đấu phổ cập THCS nhưng vẫn phải xóa mù chữ và chống hiệntượng tái mù chữ trong một bộ phận nhân dân. Còn cán bộ quản lý ngày nay đều cóbằng cấp. Nhiều người có trình độ cao học trở lên. Rõ ràng học vấn của nhân dânta còn thấp. Nhưng không hẳn vì thế mà dân trí thấp.
Vả lại, lấy cái gì để đo sự thấpcao của dân trí? Dân trí cao hay thấp phải được tính bằng hành động cụ thể. Chỉnhìn từ khi Pháp xâm lược nước ta (1858) đến nay, dân ta đã hành động như thếnào? Hàng vạn nhân dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn, ĐôLương, Thanh Chương… tỉnh Nghệ An nổi dậy làm cuộc Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Như vậy mà bảo "trí" của họthấp ư? Những người dân thiểu số nào ở chiến khu Việt Bắc đã từng nuôi và bảovệ Bác Hồ cùng Trung ương Đảng và Chính phủ suốt từ trước 1945 đến hòa bình lậplại? Hàng triệu người ấy, dù họ mù chữ, hoặc ít học nhưng biết nhường cơm, sẻáo, tìm thuốc thang cho cán bộ cách mạng, biết hy sinh thân mình bảo vệ cán bộcách mạng, sao có thể đánh giá "trí" của họ thấp được? Hàng chụctriệu gia đình nông dân, dân nghèo khắp đất nước dù đói vẫn đóng thuế đầy đủ đểnuôi quân; dù biết hiểm nguy vẫn động viên con mình nhập ngũ. Có gia đình thờichống Mỹ đã hy sinh tới 7 người con. Có gia đình tới hai đời là liệt sĩ kế tiếpnhau. Hàng chục triệu người dân như thế phải có nhận thức, có hiểu biết thế nàovề cách mạng, về Tổ quốc, về Đảng mới hành động như vậy.
Đến khi công cuộc đổi mới diễn rathì hàng chục triệu nông dân Việt Nam, những người dân 100% học vấn thấp nhưngsự hiểu biết về cây lúa, củ khoai, con gà, con lợn lại không thấp. Vì thế họ đãlàm ra lúa, hoa quả, con cá, con lợn, cho cả nước thừa ăn no, ăn ngon còn xuấtkhẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Rồi cũng những người nông dân ấy lại mầy mò chếcả máy gặp đập, máy gieo hạt, máy hút bùn, máy thái hành…
Đấy là chưa kể trong các lĩnh vựcgiáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí… có rất nhiều thực tếchứng minh rằng dân trí không thấp.
Có thể nói rằng, mặc dù học vấncủa dân ta còn thấp nhưng dân trí ta không thấp, vì dân ta không chỉ biết học ởtrường mà còn học ở sách vở, học lẫn nhau, nhất là học ngay trong thực tế laođộng và chiến đấu qua bốn ngàn năm lịch sử.
VĂN DUY(Hiệp Sơn, Kinh Môn)