Tăng cường kiến thức và hiểu biết của học sinh về tự bảo vệ sức khỏe, biết cách thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe...
1. Giáo dục sức khỏe: Tăng cường kiến thức và hiểu biết của học sinh về tự bảo vệ sức khỏe, biết cách thực hành các hành vi có lợi cho sức khỏe, thấy rõ trách nhiệm tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng.
2. Bảo đảm điều kiện dinh dưỡng, ăn uống hợp lý: Tổ chức bữa ăn trong trường học phải xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý, bảo đảm đủ năng lượng và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, đường, các yếu tố vi lượng. Giáo dục về dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm.
3. Cung cấp nước sạch, giữ gìn vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh-sạch-đẹp.
4. Đẩy mạnh giáo dục về dân số - KHHGĐ, các nội dung giảng dạy có thể lồng ghép trong các môn học như sinh học, giáo dục công dân, tìm hiểu xã hội…
5. Góp phần phòng chống các bệnh dịch có thể lưu hành phổ biến tại địa phương. Khi có nguy cơ xảy ra bệnh dịch, các trường học cần thực hiện nghiêm những nội dung chỉ đạo của ngành giáo dục, y tế, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương để ngăn ngừa dịch bệnh.
6. Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
7. Sơ cấp cứu và xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích, bệnh tật khi xảy ra ở trường học.
8. Cung cấp đủ thuốc thiết yếu cho công tác phòng bệnh và chữa các bệnh thông thường.
9. Hằng năm, các nhà trường phải có kế hoạch xây dựng, tu sửa, bảo quản, sử dụng các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế trường học, trồng cây bóng mát, phát triển hệ thống vườn sinh vật, sinh vật cảnh, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
LAM ANH(tổng hợp)