"Công tác tôn giáo ổn định, đi đúng đường hướng"

26/02/2011 04:53

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, công tác tôn giáo ổn định, đi đúng đường hướng góp phần phát triển kinh tế và xã hội.


Lễ cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm lễ đài tại Đại lễ Phật đản 2010


Đánh giá cao công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong năm qua, Phó Thủ tướngNguyễn Thiện Nhân khẳng định, công tác tôn giáo ổn định, đi đúng đường hướng cóý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện cơ chếphối hợp giữa các cơ quan tại địa phương, giữa địa phương với Trung ương trongcông tác quản lý tôn giáo; cũng như hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôngiáo chưa hoàn thiện, chế độ chính sách bồi dưỡng cho cán bộ và cộng tác viênlàm công tác này còn hạn chế.

Tại hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2010 và triểnkhai nhiệm vụ công tác năm 2011, ngày 25/2, ở Hà Nội, Ban Tôn giáo Chính phủ đãđưa ra đánh giá: Năm 2010, tình hình tôn giáo cơ bản ổn định và tuân thủ phápluật. Sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, tín đồ diễn ra bình thường và được cáccấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi. Lễ trọng của các tôn giáo thu hút đôngđảo tín đồ, nhân dân tham gia. Việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hànhtrong các tôn giáo được mở rộng. Các tổ chức tôn giáo chú trọng xây dựng sửachữa, nâng cấp cơ sở đào tạo, thờ tự tôn giáo; tham gia các hoạt động từ thiện,xã hội, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; mở rộng quan hệ quốc tếthông qua các khóa đào tạo tôn giáo và các hoạt động quốc tế.

Từ những phân tích trên, Phó Thủ tướng cho rằng công tác tôn giáo và công tácvận động quần chúng phải tiếp cận phù hợp với đặc điểm tín ngưỡng, động viênđồng bào có đạo tham gia tốt các hoạt động đời sống xã hội, không nghe xúi giụclàm những điều bất lợi cho địa phương, cho chính bản thân mình. Bên cạnh việccông nhận các tổ chức tôn giáo, cần xem xét, hoàn thiện cơ chế hướng dẫn hoạtđộng của các tổ chức này, chuẩn hóa điều kiện tối thiểu để họ hoạt động và phảidự báo được số lượng các tổ chức tôn giáo được công nhận theo kế hoạch năm. Cầntăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác tôn giáo tại địa phương,giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền với khối Đảng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai tổng kết 10 năm tình hình công tác tôngiáo và quản lý nhà nước về tôn giáo, định hướng 10 năm tới để có phương hướnggiải quyết chế độ, chính sách cho người làm công tác tôn giáo và các cộng tácviên ở địa phương; tập trung tổng kết các văn bản quan trọng, củng cố tổ chức bộmáy làm công tác tôn giáo, đặc biệt ở cấp cơ sở.

Qua thực tế làm việc tại các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thànhphố có hướng dẫn về chế độ gặp gỡ thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, thành phố vớichức sắc tôn giáo trên địa bàn. Ngay trong quý I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡvới người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được tình hình đất nước, cácbiện pháp điều hành ổn định kinh tế, an sinh xã hội của Chính phủ, các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để đồng lòng cùng đất nước vượt qua khókhăn, không nghe bên ngoài xúi giục.

Theo ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Ban Tôn giáo Chính phủ, đời sống các tôn giáoViệt Nam năm 2010 diễn ra rất sôi động, các tôn giáo đã tổ chức nhiều lễ lớn, cótác động tích cực đến đời sống tâm linh của đông đảo người dân, đến dư luậntrong nước và quốc tế.

Trong năm qua, các tôn giáo đã có đường hướng chung của mình, Phật giáo có đườnghướng “đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; Công giáo là “sống phúc âm giữalòng dân tộc”; đạo Tin lành là “sống phúc âm phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốcvà dân tộc”; đạo Cao Đài có đường hướng “nước vinh, đạo sáng”… Năm 2010, có trên18.700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng và trên 2.800 người đã tốt nghiệp,hoàn thành các khóa bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành.

Thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005 NĐ-CP, các cơquan nhà nước có thẩm quyền đã cấp đăng ký và chứng nhận cho 3 tổ chức tôn giáo:Cao đài Việt Nam (Bình Đức), Ban Đại diện Cộng đồng Bà la môn giáo tỉnh BìnhThuận, Hội đồng chức sắc lâm thời Chăm Bà la môn tỉnh Ninh Thuận. Cả nước có1.160 người được phong chức, hơn 1.600 người được bổ nhiệm chức sắc, chức việc,nhà tu hành tôn giáo để chăm lo việc đạo. 506 cơ sở thờ tự được xây mới và 558cơ sở thờ tự được cải tạo, nâng cấp.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáocho chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và cán bộ làm công tác tôn giáo đượcthực hiện khá tốt. Với lợi thế của mình, các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đã tổchức nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện như vận động quyên góp làm công tác từthiện giúp đỡ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, trẻ mồ côi ngườigià không nơi nương tựa với hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm ngàn suất cơm miễn phíhỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho hàng chục ngàn người dân có hoàn cảnh khókhăn.

Quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo được Nhà nước quan tâm, tạođiều kiện thuận lợi. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia các hoạtđộng quốc tế thông qua việc trao đổi đoàn, tham dự các diễn đàn, hội nghị, hộithảo quốc tế. Năm 2010 có 240 lượt chức sắc, nhà tu hành đi nước ngoài tham giacác khóa đào tạo tôn giáo và các hoạt động quốc tế liên quan.

Năm 2011, ngành Tôn giáo xác định 5 nhiệm vụ chính, trong đó, tập trung quántriệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về công tác tôn giáo và thực hiện sựchỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Công tácthông tin trong nước cũng như thông tin đối ngoại tôn giáo được tăng cường, phốihợp công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo và đấu tranh nhân quyền. Toànngành chủ động nắm tình hình, động viên chức sắc, nhân sĩ các tôn giáo đấu tranhvới những phần tử lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, âm mưu tạo dựng lực lượngđối lập trong các tôn giáo, gây chia rẽ trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo.Ngành tiếp tục củng cố tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp.

(Nguồn: TTXVN)

(0) Bình luận
"Công tác tôn giáo ổn định, đi đúng đường hướng"