Di sản thếgiới được UNESCO công nhận đều là những nơi kỳ thú, tuyệt đẹp nhưngtrong số đó có rất nhiều di sản nổi tiếng thế giới mà ít người biếtđến, thậm chí có những người chưa từng nghe đến.
Đảo Gorée, Senegal
Đảo Gorée, Senegal được công nhận là Di sản Thế giớitừ năm 1978. Đảo Gorée nằm ngoài khơi Senegal đối diện với cảng Dakar(Senegal), là địa điểm mang tính tưởng niệm của người châu Phi da đen.Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhấtbên bờ biển châu Phi. Ngày nay đảo Gorée trở thành biểu tượng của sựbóc lột tàn bạo của các nước thực dân và sự hòa hợp dân tộc.
Đảo Gorée chỉ cách bờ biển Senegal có 3km nhưng vùngnước rất sâu xung quanh cộng với những cục kim loại nặng 5kg luôn khóachặt vào chân các nô lệ khiến chẳng ai dám tìm cách trốn. Bất cứ ainhảy xuống biển đều bị đại dương nuốt gọn.
Trên đảo Gorée có một pháo đài kiên cố tên là “Nhànô lệ”. Đây chính là cái "nhà kho" chứa nô lệ gồm nhiều phòng giam nhỏbên trong; mỗi phòng giam có thể chứa đến 200 nô lệ. Người Bồ Đào Nha,người Hà Lan, người Pháp và cả người Anh đều đã đổ máu để giành quyềnkiểm soát "ngành công nghiệp nô lệ" béo bở trên đảo Gorée. Đây chính làđiểm dừng thuận tiện nhất để "chất các nô lệ vào kho" trên đường từchâu Phi đến châu Mỹ.
Ngày nay, những con tàu khổng lồ hiện đại vẫn ngàyngày đi ngang qua Gorée, nhưng không phải với mục đích trung chuyển nôlệ mà là để đến hoặc đi khỏi cảng Dakar (thủ đô Senegal). Trên đảo hiệncó khoảng 1.300 cư dân sinh sống - một cuộc sống tĩnh lặng không có xehơi và tội phạm. Du khách từng đến thăm Gorée như thể họ là những ngườihành hương đến một thánh địa linh thiêng.
Rừng Bialowieza, Belarus
Rừng Bialowieza nằm giữa biên giới Ba Lan vàBelarus, được công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1979. Đây là một rừngcây cổ thụ lớn, rộng 1.368.000km2, và là nơi cư ngụ của đàn bò Bizon lớn nhất lục địa già.
Những người quản lý Công viên quốc gia cho biết mựcnước ngầm ở đây đã giảm xuống 5cm trong ba thập kỷ qua. Rừng Bialowiezatừng giữ được vẻ nguyên sơ từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20 vì đây là khuvực cấm săn bắn của hoàng gia.
Khu rừng này là nơi sinh trưởng của hơn 3.000 loàinấm, 178 loài chim và 58 loài động vật có vú, gồm cả chó sói, mèo rừngvà 800 con bò rừng Bizon. Cho đến nay, các thay đổi chưa gây nguy hiểmtới loài bò này vì chúng vốn dễ dàng thích nghi với môi trường.
Sự thay đổi khí hậu, các tranh chấp về biên giới vàsự phản đối từ người dân đang là những mối đe dọa tới rừng Bialowieza-khu rừng cổ cuối cùng ở châu Âu.
Hàng năm, rừng Bialowieza đón 150.000 du khách nhưng du lịch chỉ chiếm 1/10 nguồn thu của địa phương.
Những ngôi đền cự thạch ở Malta
Bảy ngôi đền cự thạch ở Malta được công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1980.
Những ngôi đền cự thạch có niên đại từ thiên niên kỷthứ 3 trước Công nguyên. Đây là những ví dụ sinh động về sự phát triểnvăn hóa và kỹ thuật của loài người.
Vùng sông hồ Willandra, Australia
Vùng sông hồ Willandra ở miền Tây Nam bang New SouthWales, Australia gồm hồ Mulurulu, Willandra Creek, Garnpung, Leaghur,Mungo, Arumpo, các hồ Chibnalwood, đã được UNESCO đưa vào danh sách Disản Thế giới từ năm 1981.
Vùng sông hồ Willandra, rộng 2.400km2 và có các giátrị văn hóa cũng như thiên nhiên quan trọng, trong đó có các mẫu đặcbiệt về một nền văn minh nhân loại thời quá khứ, kể cả nơi thiêu xáclâu đời nhất. Một khu vực nhỏ trong vùng này được Vườn Quốc gia Mungobảo vệ.
Những người thổ dân đã sống ở khu vực sông hồ này đãít nhất 50.000 năm. Bên cạnh đó, vùng sông hồ này còn là mốc danh giớiđộc nhất khi nghiên cứu về sự tiến hóa của con người trên lục địa châuÚc.
Khu vực khảo cổ Cyrene, Libya
Khu vực khảo cổ Cyrene, Libya, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1982.
Một thời khu Cyrene là thành phố chính của Hy Lạp cổđại. Trước cuộc động đất khủng khiếp năm 365 trước Công nguyên, Cyreneđã được La Mã hóa và trở thành một thành phố thịnh vượng.
Công viên quốc gia Pirin, Bulgaria
Vườn quốc gia Pirin, Bulgaria, được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới năm 1983.
Sau khi Luật bảo vệ khu vườn được ban hành năm 1998,vườn quốc gia Pirin trở thành công viên lưu giữ rất nhiều các loại câyquý hiếm, kỳ vĩ với những thác nước, hồ, hang động và rừng thông tuyệtđẹp.
Vườn quốc gia Pirin là khu bảo tồn động và thực vật,bao gồm phần lớn khu núi Pirin ở phía Tây Nam Bulgaria. Vườn có diệntích 274km2, nằm trên độ cao từ 1.008 m tới 2.914m.
Vườn quốc gia Pirin gồm ba vành đai cây: vành đai rừng, vành đai cây dưới núi cao (subalpine) và vành đai cây núi cao (alpine).
Công viên Quốc gia Huascaran ở Peru
Công viên quốc gia Huascaran được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới năm 1985.
Công viên Huascaran nằm trên dãy núi CordilleraBlanca, cao 6.768m, dãy núi nhiệt đới cao nhất thế giới với những khenúi sâu, hồ băng và rất nhiều loài động thực vật phong phú.
Các nhà thờ Baroque, Philippineses
Năm 1993, UNESCO đã công nhận Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque của Philippines là Di sản Văn hóa Thế giới.
Quần thể các nhà thờ kiểu Baroque của Philippines là một quần thể các nhà thờ xây theo kiểu kiến trúc Baroque.
Các nhà thờ này bao gồm: Nhà thờ San Agustin ởManila; Nuestra Sedora de la Asuncion ở Santa Maria, IIocos Sur; Nhàthờ San Agustin ở Paoay, Iiocos Norte; Nhà thờ St.Tomas de Villanueva ởMiag-ao, Iioilo.
Phố cổ Bukhara ở Uzbekistan
Năm 1993, phố cổ Bukhara ở Uzbekistan được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Phố cổ Bukhara là một thành phố ở phía Nam củaUzbekistan. Phố cổ Bukhara nằm trên đường tơ lụa và là một ví dụ hoànhảo nhất về một thành phố Trung cổ ở Trung Á với lăng mộ của IsmailSamani, ngọn tháp gạch có niên đại từ thế kỷ 11.
Các di tích lịch sử ở trung tâm thành phố có cáchđây hơn 2.000 năm với hơn 140 di tích kiến trúc. Các điểm tham quan thúvị nhất của thành phố là những ngôi mộ Bukhara Ismail Samani và Madras,sau đó là những nhà thờ Hồi giáo Magoki- Attori và Di tích lịch sửLyabi Hauz. Thành phố Hanseatic, Thụy Điển Thành phố Hanseatic, Thụy Điển, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1993.
Hanseatic là thành phố Trung cổ được bảo tồn tốtnhất ở bán đảo Scandinavia và là thành phố nhộn nhịp nhất trong khu vựctừ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14. Thành phố Hanseatic có nhiều công trìnhtheo kiến trúc của thời kì Liên minh Hanseatic.
(Theo VOV)