Myanmar trong bàn cờ chiến lược Trung-Ấn

24/09/2010 07:43

Nguồnkhí đốt dồi dào, cửa ngõ đổ ra vịnh Bengal nối với Ấn Độ Dương, quốc gia Đông Nam Á này có vị trí quan trọng trong bàn cờ chiến lược của cả "hai ông lớn" châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

Thống tướng Than Shwe, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar,đầu tháng có chuyến công du chính thức 5 ngày tới Trung Quốc chỉ ítngày sau sự kiện lần đầu tiên một chiến hạm Trung Quốc ghé thăm cảngcủa Myanmar.Ông Than Shwe đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vàThủ tướng Ôn Gia Bảo. Sự kiện này được các nước láng giềng của TrungQuốc đặc biệt quan tâm theo dõi. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu Myanmar có ủng hộ để Trung Quốc khẳng định ảnh hưởng của mình tại Nam Á và Myanmar có trở thành bàn đạp cho quyền lực của Trung Quốc tại khu vực này hay không?

Vềphía Ấn Độ, trong cuộc họp tại New Delhi mới đây, Thủ tướng ManmohanSingh cho rằng Trung Quốc đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của mìnhtại khu vực Nam Á. Ông cũng khẳng định tham vọng có được chỗ đứng vữngchắc tại Nam Á của Trung Quốc là một thực tế mà Ấn Độ nên coi chừng vàcần sẵn sàng ứng phó.

Myanmar có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn

ÔngManmohan Singh đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh cả Ấn Độ vàTrung Quốc đang nỗ lực kiểm soát những nguồn tài nguyên cũng như khẳngđịnh vai trò chính trị của mình trong khu vực.

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng thêm 4 căn cứ tại các quốc gia có chung biên giới với Ấn Độ như: Pakistan, Banglades, Sri LankaMyanmar. Các quốc gia này vốn được Ấn Độ nhắm tới như là những đối tác thương mại và sân sau chiến lược của mình.

TheoTiến sĩ P K Gosh, thuộc Tổ chức Quan sát và Nghiên cứu tại New Delhi,có hai lý do cho việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của mình tại Nam Á.Thứ nhất, Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nănglượng được chuyên chở bằng những con tàu đến từ Tây Á. Thứ hai, nướcnày đang sở hữu nhiều nguồn năng lượng tại các quốc gia châu Phi nhưNigeria và nhiều quốc gia khác. Giờ đây, Ấn Độ cũng đã có khả năngtranh giành việc sở hữu những nguồn tài nguyên ấy.

Nhưvậy, Trung Quốc muốn tạo thế đứng chính trị tại Thái Bình Dương và ẤnĐộ Dương. Họ có tham vọng trở thành một người “vệ sĩ” chi phối vận tảiđường biển và viễn thông trên biển ở khu vực Nam Á.

ÔngRussel Smith, Giám đốc phụ trách phòng thủ và an ninh của IHS Janes,một tổ chức chuyên tư vấn về các vấn đề chiến lược, cũng đồng tình vớiTiến sĩ P K Gosh. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung Quốc không có ý định sửdụng vũ lực quân sự ở khu vực này. Hải quân Trung Quốc có mặt tại Ấn ĐộDương chỉ để luyện tập và tích lũy kinh nghiệm tác chiến.

Vềkhả năng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Tiến sĩ P K Gosh cho rằnghiện nay hải quân Trung Quốc chưa có lực lượng chiến đấu tầm xa ngoàikhơi hải phận của nước này. Tuy nhiên, họ đang không ngừng xây dựng lựclượng của mình để đủ khả năng đối phó với các tình huống bất ngờ trênbiển. Hải quân Trung Quốc có khả năng tác chiến với sự phối hợp của cảphi cơ chiến đấu và các tên lửa chống chiến hạm.

Thống tướng Myanmar Than Shwe và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

Cũngtheo Tiến sĩ P K Gosh, mục đích của Trung Quốc trong các mối quan hệhợp tác là điều mà các nước đang phát triển trong khu vực phải chú ýkhi chấp nhận sự hỗ trợ của Trung Quốc.

Ấn Độ không chịu “kém miếng”

Trước Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã trải thảm đỏ tiếp Thống tướng Myanmar.Theogiới phân tích đánh giá, dường như trong quan hệ với người khổng lồláng giềng Trung Quốc và với Myanmar, Ấn Độ đang nắm bắt cơ hội lợidụng cả hai “con tin” để đòi “tiền chuộc”. Dường như New Delhikhông quan tâm đến sự o bế dân chủ ở nước láng giềng phía Đông khi tìmmọi cách hâm nóng quan hệ với nhà lãnh đạo quân sự nước này.

Nhìnlại quá khứ vài năm trước, Ấn Độ lên tiếng về vấn đề giam giữ trái phépthủ lĩnh Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ Aung San Suu Kyi, người bị quảnthúc tại gia 20 năm sau khi được đại đa số nhân dân Myanmar bầu làmngười lãnh đạo đất nước. Đầu năm 2008, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ẤnĐộ đã xác nhận việc nước này khuyến cáo chính quyền quân sự Myanmar rằng đã đến lúc cần phải khẩn cấp thi hành những cải cách chính trị.

Sựnăng động trong mối quan hệ mới thiết lập giữa New Delhi và chính quyềnquân sự Myanmar thể hiện đầy đủ nhất trong chuyến thăm Ấn Độ của Thốngtướng Than Shwe hồi tháng Tám. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai nướcđã ra tuyên bố chung và công bố một số thoả thuận, trong đó có 5 hiệpước về hợp tác chống khủng bố và các khoản vay ưu đãi của Ấn Độ dànhcho Myanmar.

Việc Ấn Độ trải thảm đỏ đón Thống tướng Than Shwe hàm chứa ý nghĩa lớn hơn là việc “dỗ dành” Myanmar - đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar.

Trongkhi Ấn Độ đang bận rộn với việc chi hàng triệu USD để nâng cấp cáctuyến đường giao thông vận tải với Myanmar, các công ty của Trung Quốccũng đang rót hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng của nước này,trong đó có việc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) ký thoảthuận mua khí đốt khai thác tại mỏ Shwe vào tháng 12/2008. CNPC cũng đãbắt đầu xây dựng hai tuyến đường ống lớn để chuyển tải năng lượng qua Myanmar tới Trung Quốc. Đây được coi là một trong những dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất mà tập đoàn này triển khai tại Myanmar. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng được coi là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho nước này.

Hiện nay, Ấn Độ đang chậm chân hơn Trung Quốc ở Myanmar, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Ấn Độ chỉ là đối tác kinh tế quan trọng thứ tư của Myanmar sau Thái Lan, Trung Quốc và Singapore.Tuy nhiên, với việc các nhà lãnh đạo ở New Delhi nhận ra sự “chậm chân”của mình ở khu vực có vị trí địa chính trị không kém phần quan trọngnày, giới phân tích dự báo, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở Myanmarthời gian tới sẽ quyết liệt hơn nhiều.

(Nguồn: Tổ quốc)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Myanmar trong bàn cờ chiến lược Trung-Ấn