Donald Trump làm náo loạn thế giới

20/05/2018 09:50

Trump không mơ hồ, không cần đến thủ thuật ngoại giao. Đó là con người của chủ nghĩa đơn phương tuyệt đối, cho rằng chỉ có tiếng nói của người chiến thắng mới là quan trọng.

Donald Trump là nhân vật được báo chí nhắc đến nhiều nhất trong tuần qua

Trong bài xã luận mang tựa đề “Hòa bình, theo Donald Trump”, báo Le Courrier International nhận định Tổng thống Mỹ đã kết hợp một cách kỳ lạ giữa chủ nghĩa cô lập  - mà điển hình là khẩu hiệu tranh cử “Nước Mỹ trên hết” - và chủ nghĩa can thiệp ngày càng gia tăng. 

Khi người tiền nhiệm Trump không mơ hồ, không cần đến thủ thuật ngoại giao. Đó là con người của chủ nghĩa đơn phương tuyệt đối, cho rằng chỉ có tiếng nói của người chiến thắng mới là quan trọng. cố gắng rút nước Mỹ khỏi tất cả các cuộc xung đột trên thế giới thì ngược lại, Trump can thiệp vào tất cả các cuộc khủng hoảng, thậm chí còn kích động chúng. Đối với Syria, ngoài các tuyên bố về "lằn ranh đỏ", Obama hầu như chỉ đứng ngoài quan sát. Trong khi đó, Trump không ngần ngại cho bắn tên lửa dù mới chỉ có những nghi ngờ đầu tiên về việc chính quyền Syria sử dụng hóa học tấn công dân thường. 

Obama đã làm gì cho hòa bình giữa Israel và Palestine? Chẳng có gì đáng kể, bởi ông không ưa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trong hồ sơ Triều Tiên, Obama cũng tỏ ra thụ động trước những hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Một trong những thành tựu của thời kỳ Obama về ngoại giao là thỏa thuận hạt nhân với Iran, chủ yếu là nhờ châu Âu thương lượng trong hơn 10 năm. Tuy nhiên, trong hồ sơ này cũng như tất cả các hồ sơ khác, Trump đã đi ngược lại với người tiền nhiệm. Khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Trump khẳng định nếu Iran muốn trở thành thành viên của cộng đồng quốc tế thì phải chấm dứt sự bành trướng trong khu vực và ngừng hỗ trợ các tổ chức như Hezbollah, Hamas..., và nếu người Palestine muốn tồn tại thì phải chấp nhận thua cuộc. 

Trump không mơ hồ, không cần đến thủ thuật ngoại giao. Đó là con người của chủ nghĩa đơn phương tuyệt đối, cho rằng chỉ có tiếng nói của người chiến thắng mới là quan trọng. Cũng giống như đồng nhiệm Nga và Trung Quốc, Trump ỷ vào sức mạnh của mình, bất chấp các đồng minh châu Âu. Ông nghĩ rằng ông đã thắng trong "ván cờ đầu" khi đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên vào bàn hội nghị. Trump mơ thành nhà kiến tạo hòa bình - hòa bình theo kiểu của ông. Theo Le Courrier International, đó là một ván bài tẩy đầy rủi ro, có thể kết thúc bằng một đám cháy lớn trên toàn cầu, mà những ngọn lửa đầu tiên đã bốc lên ở Dải Gaza và Syria. 

Trong bài “Nền ngoại giao hỗn loạn”, tờ The New York Times cho rằng mỗi lần Trump xé bỏ một thỏa thuận - vốn được ký kết trước khi ông lên nắm quyền, liên quan đến các vấn đề như khí hậu, tự do mậu dịch, hạt nhân Iran -  ông lại khẳng định rằng ông sẽ thương lượng được những thỏa thuận tốt hơn. Thế nhưng, những lời nói này cho đến nay vẫn chỉ là sáo rỗng. Tháng 6.2017, khi rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris bị Trump cho là “lừa đảo”, Tổng thống Mỹ cho biết sẵn sàng thương lượng lại, nhưng từ đó đến nay ông vẫn "im hơi lặng tiếng". Ông hứa sẽ ban hành một chế độ bảo hiểm y tế mới cho người dân với chi phí rẻ hơn, và người ta vẫn đang chờ đợi kế hoạch của ông. Trong cuộc tranh cãi thương mại với Trung Quốc, Trump khẳng định sẽ buộc Trung Quốc phải nhượng bộ, nhưng những cuộc đàm phán gần đây vẫn chưa cho thấy khả năng hai nước tránh được một cuộc chiến tranh thương mại. Thỏa thuận duy nhất mà Trump áp đặt tái thương lượng khá thành công là với Hàn Quốc, tuy nhiên, Trump vẫn phải "nhún nhường" phần nào để dành thế mạnh cho Seoul khi đối thoại với Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân. 

Thỏa thuận bị Trump ngờ vực nhiều nhất là thỏa thuận hạt nhân với Iran. Các thanh tra quốc tế và ngay cả các cơ quan an ninh, tình báo của Mỹ lẫn Israel, đều cho rằng Teheran tôn trọng thỏa thuận. Điều này không quan trọng đối với Trump, các đồng minh diều hâu, Thủ tướng Israel và Saudi Arabia. Tất cả dường như tin rằng vấn đề Iran sẽ được giải quyết khi chế độ sụp đổ, do khủng hoảng kinh tế hoặc do một chiến dịch quân sự. Thông điệp này có vẻ phản tác dụng trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong bối cảnh tầm quan trọng của hồ sơ hạt nhân Triều Tiên còn lớn hơn cả vấn đề với Iran. Tờ USA Today dẫn nhận xét của Bruce Klingher, cựu chuyên gia phân tích của CIA hiện làm việc cho trung tâm tư vấn Heritage Foundation, nói: “Về mặt chính thức, hai hồ sơ không liên quan đến nhau, nhưng trong ý nghĩ của mọi người thì ngược lại. Đó là hai nhà nước ngang ngạnh, đang ở vào những giai đoạn khác nhau trong chương trình nguyên tử”. 

Khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và dời Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, Trump đã khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối đối với Nhà nước Do Thái. Theo tờ Al Hayat có trụ sở ở London được Le Courrier International trích dịch, một mặt Trump chọn lựa đối đầu trực tiếp với Iran, mặt khác đặt mình trong tình trạng xung đột với người Palestine, đặt toàn thế giới Arập trước việc đã rồi. Trump làm vậy vì ba lý do: Thứ nhất, Trump rất thù ghét chế độ Iran, và nói chung không ưa người Arập, người Hồi giáo. Thứ hai, ông đặt an ninh của Israel lên trên hết, kể cả phải lâm chiến với Iran. Thứ ba, Trump hy vọng các nước vùng Vịnh, và cũng lo ngại ảnh hưởng ngày càng lớn của Teheran trong khu vực, sẽ xích lại gần với Israel. 

Theo TTXVN

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Donald Trump làm náo loạn thế giới