Có một người mê thơ Trần Đăng Khoa

12/03/2018 08:03

Những năm 70 của thế kỷ trước, thầy giáo Lê Phú Khải đã có hơn 8 năm dạy học ở Hải Dương (cả sư phạm và cấp 3), đến năm 1974 ông mới chuyển ngành về làm báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Những năm 70 của thế kỷ trước, thầy giáo Lê Phú Khải đã có hơn 8 năm dạy học ở Hải Dương (cả sư phạm và cấp 3), đến năm 1974 ông mới chuyển ngành về làm báo tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thời đó, danh tiếng cậu bé làm thơ được nhiều người biết đến. Ty Giáo dục đã xuất bản tập thơ đầu tay "Góc sân và khoảng trời", được nhiều người tìm đọc. Lê Phú Khải đã nhờ một học sinh tìm được cho ông một cuốn. Ông đọc và rất yêu thơ Khoa.

Có sách rồi, ông lại muốn gặp trực tiếp nhà thơ "thần đồng" đó. Lại một học trò cũ của Lê Phú Khải, đang là thầy dạy Khoa, nhận lời đưa đường đến thôn Trực Trì (xã Quốc Tuấn, Nam Sách) tìm vào nhà Khoa. Lúc ấy, Khoa đang đi đơm cá ngoài đồng. Thầy trò Lê Phú Khải tìm gặp Khoa. Khoa chào hai thầy. Thầy giáo nói: "Khoa có bài thơ nào mới làm không, đưa cho thầy Khải xem nào". Cậu bé Khoa đặt cái nơm xuống đám cỏ, rồi ngả chiếc mũ lá rộng vành xuống. Cậu lấy từ trong mũ ra một tập giấy. Lê Phú Khải không tin vào mắt mình nữa: Đây là tập bản thảo "Trường ca giông bão". Nhà báo đọc liền một mạch...

Cũng cần nói thêm một chi tiết nữa, là Lê Phú Khải rất trân trọng tập thơ đầu tay 54 trang in 52 bài thơ "Góc sân và khoảng trời" của Khoa. Năm 1981, chuyển công tác từ Hà Nội vào Mỹ Tho, trong số hàng trăm cuốn sách, ông chỉ chọn mang theo 3 cuốn, trong đó có "Góc sân và khoảng trời". Ông tặng cuốn thơ này cho một thầy giáo là nhà sưu tầm sách cũ ở đồng bằng sông Cửu Long và đã triển lãm nhiều lần. Năm 1992, rời Mỹ Tho về Sài Gòn, ông đã mượn phô tô cuốn thơ. Cho đến nay, ông vẫn giữ gìn cuốn thơ phô tô đó. 

Thật hiếm có người yêu thơ nào lại tâm đắc thơ Trần Đăng Khoa như nhà báo Lê Phú Khải!

VƯƠNG BẠCH(st)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Có một người mê thơ Trần Đăng Khoa